Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1 phần e trang 82 Giáo dục Kinh tế...

Câu hỏi mục 1 phần e trang 82 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: Theo em, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như thế nào qua thông tin trên? Cho ví dụ minh hoạ

Giải Câu hỏi mục 1 phần e trang 82 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 11. Bình đẳng giới. Tham khảo: Đọc thông tin và giải thích quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

– Theo em, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như thế nào qua thông tin trên? Cho ví dụ minh hoạ.

– Em có suy nghĩ gì về việc làm của anh T? Việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã có được coi là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không? Vì sao?

Hướng dẫn:

– Đọc thông tin và giải thích quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như thế nào qua thông tin đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

– Đọc trường hợp và bày tỏ suy nghĩ về việc làm của anh T trong trường hợp đó. Phân tích được việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã có được coi là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không và giải thích vì sao.

Lời giải:

– Theo Điều 18 luật bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới trong gia đình được giải thích như sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

– Ví dụ thực tiễn:

+ Vợ và chồng cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

+ Các thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương nhau, cùng nhau tham gia bàn bạc, nêu ý kiến, quan điểm về các vấn đề.

+ Bố mẹ yêu thương, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính giữa các con.

– Phân tích trường hợp:

+ Với hành động chia sẻ công việc trong gia đình của anh T thì đây là một hành động rất tốt. Anh hiểu về bình đẳng giới trong gia đình và thực hiện điều đó bằng cách chia sẻ công việc với vợ. Hành động này của anh T đồng thời cũng giúp cho vợ anh có thời gian nghỉ ngơi để tâm sự các công việc khác trong gia đình.

+ Việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ xã là một biểu hiện của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình vì qua công tác vận động đã thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình anh T.