Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 3 trang 53 Giáo dục Kinh tế và pháp luật...

Câu hỏi 3 trang 53 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: Hãy chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích

Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 trang 53 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh. Tham khảo: Tìm hiểu và chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích, từ đó rút ra bài học cho bản thân

Hướng dẫn:

Tìm hiểu và chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích, từ đó rút ra bài học cho bản thân

Lời giải:

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt Top 30 người giàu nhất thế giới

Ông Phạm Nhật Vượng là một trong 32 tỷ phú giàu nhất thế giới

– Tên đầy đủ: Phạm Nhật Vượng

– Ngày sinh: 5/8/1968

– Nơi sinh: Hà Nội

– Quốc tịch: Việt Nam

– Chức vụ từng nắm giữ: Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup.

Thông tin chung

Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông từng theo học Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga và có thời gian dài sinh sống tại Nga và Ukraine. Ông khởi nghiệp từ những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên bị phá sản.

Năm 1993, Sau khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU, ông kết hôn với bà Phạm Thu Hương và chuyển về Kharkov, Ukraine sinh sống. Tại đây ông và bà Hương ở một nhà hàng tên là Thăng Long ở Kiev.

Cũng trong năm 1993, ông Vượng thành lập Technocom bắt đầu sản xuất mì ăn liền thương hiệu “Mivina”. Đến năm 2004, “Mivina” phát triển nhanh chóng và chiếm tới 97% thị phần đồ ăn liền tại Ukraine. Năm 2010, ông bán lại cơ sở Technocom ở Ukraine cho Nestle với mức giá 150 triệu USD.

Từ những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Trong đó nổi bật là những dự án như Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Land Nha Trang, Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu và Vincom Center Hồ Chí Minh.

Kể từ năm 2009, ông Vượng đổi tên Tập đoàn Technocom thành tập đoàn Vingroup, chuyển trụ sở từ Kharkov về Hà Nội; kể từ đó tập trung toàn lực đầu tư cho các dự án Việt Nam. Tính đến hiện tại, ông đã cho ra mắt nhiều thương hiệu và công ty trực thuộc tập đoàn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinfast, VinEco…

Với những thành công trong sự nghiệp, ông Phạm Nhật Vượng nắm trong tay khối tài sản lên tới hàng tỷ USD. Ông cũng là vị tỷ phú đô la đầu tiên và hiện đang là người giàu nhất Việt Nam.

Đặc biệt mới đây, vào sáng 23/8/2023 (giờ Việt Nam), Forbes cập nhật lại thứ hạng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup với khối tài sản ròng 43,7 tỷ USD, xếp thứ hạng 27 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.

– Một số bài học rút ra cho bản thân:

+ Muốn khởi nghiệp thành công, thì cần phải có: niềm đam mê, ý chí và quyết tâm lập nghiệp, không ngại khó khăn, thất bại; sự năng động và không ngừng tư duy, sáng tạo, đổi mới….

+ Thường xuyên rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; năng lực quản lí, lãnh đạo; năng lực khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.