Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Câu hỏi mục 1 trang 55 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1 trang 55 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều: Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp trên. Theo em

Đáp án Câu hỏi mục 1 trang 55 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều – Bài 8. Đạo đức kinh doanh. Hướng dẫn: Đọc thông tin, trường hợp và nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp trên.

b. Theo em, việc làm của các chủ thể đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội?

Hướng dẫn:

a. Đọc thông tin, trường hợp và nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp đó.

b. Nêu được ý nghĩa việc làm của các chủ thể đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Lời giải:

a. – Ở thông tin trên, sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đề cao tinh thần dân tộc.

+ Bạch Thái Bưởi luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền; giành chế độ an ninh cho nhân viên…

+ Bạch Thái Bưởi cũng thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội khi trợ cấp du học cho học sinh nghèo.

– Ở trường hợp trên, chị M luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế – xã hội đối với đất nước.

+ Luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng.

+ Giáo dục nhân viên của mình thái độ phục vụ khách hàng tận tình, trách nhiệm.

+ Đảm bảo về tiền lương và các chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên.

b. Việc kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh đã có ý nghĩa tích cực đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Cụ thể là:

– Xây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng.

– Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

– Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

– Góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan hệ xã hội lạnh mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại.