Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Câu hỏi 4 trang 58 Giáo dục Kinh tế và pháp luật...

Câu hỏi 4 trang 58 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó

Giải chi tiết Câu hỏi 4 trang 58 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều – Bài 8. Đạo đức kinh doanh. Gợi ý: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó.

Câu hỏi/Đề bài:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến dưới đây? Em hãy liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.

Hướng dẫn:

– Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó.

– Liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.

Lời giải:

* Em đồng tình với ý kiến trên vì để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.

* Một số biện pháp để thực hiện và nâng cao đạo đức kinh doanh:

– Về phía nhà nước:

+ Xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lí đủ mạnh, có tính răn đe cao.

+ Xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp

+ Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

+ Tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề

– Về phía doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp:

+ Bản thân đội ngũ doanh nhân phải tự nâng cao năng lực, phẩm chất; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh; luôn khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội.

+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình.

+ Luôn tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.

– Về phía người tiêu dùng, cộng đồng xã hội:

+ Ủng hộ và ưu tiên sử dụng hàng hóa của những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.

+ Có thái độ phê phán, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.