Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 53 Giáo dục Kinh tế và pháp luật...

Câu hỏi 2 trang 53 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều: Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp

Giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 53 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều – Bài 8. Đạo đức kinh doanh. Tham khảo: Tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Hướng dẫn:

Tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

Thông tin về một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

– Thông tin 1: Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm. Trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam quảng cáo khi nhấn mạnh thông điệp: Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng hàng ngày không an toàn. Hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người Việt Nam mắc bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống. Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn. Điều này khiến người tiêu dùng vốn xem nguồn nước đun sôi trong sinh hoạt hàng ngày là an toàn nay bị hoang mang, lo lắng vì nguy cơ sức khỏe.

– Thông tin 2: Quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm. Chẳng hạn như: Quảng cáo bột giặt chỉ nhúng vào một lần là có thể trắng tinh như mới. Điều này khiến người tiêu dùng nghi ngờ về tính trung thực, thậm chí hoang mang về chất tẩy trong bột giặt ảnh hưởng đến da tay.

– Thông tin 3: Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch. Chẳng hạn như: Chương trình ca nhạc “Vũ điệu đường cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Hiệp hội Ca sĩ Việt Nam tổ chức tại TP. Hải Phòng. Trên tấm pano khổ lớn là hình ảnh các hotgirl với những bộ bikini cùng dòng chữ in đậm “Chương trình không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang”. Đây là một hình thức cổ súy cho phụ nữ sống buông thả…

– Thông tin 4: Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm. Trường hợp mỳ Gấu Đỏ đưa ra thông điệp: “Ăn một gói mì là bạn đã góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư”. Đây là hình thức quảng cáo đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, mục đích là bán được nhiều sản phẩm, tuy nhiên, việc quyên góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư cho một gói mì là quá nhỏ so với giá bán ra. Dù vậy, đánh vào lòng nhân đạo của khách hàng để bán hàng được coi là hành vi vi phạm đạo đức quảng cáo.