Giải chi tiết (?) Câu hỏi mục II Bài 11. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên – dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á – SGK Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin mục II, hình 11.1, hãy:
– Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á.
– Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài ngueyen thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
Hướng dẫn:
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
Lời giải:
1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam á
a. Địa hình
Đông Nam Á lục địa
– Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
– Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
Đông Nam Á biển đảo
– Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
– Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
– Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…
b. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
– Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô.
– Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
c. Sông ngòi
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
+ Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc.
d. Sinh vật
– Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
– Đa dạng về hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,…
e. Khoáng sản
– Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,… Trong đó, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các thềm lục địa.
f. Biển
– Có vùng biển rộng lớn, thông qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
– Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến; đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,…
2. Ảnh hưởng của sông, hồ đến phát triển kinh tế – xã hội
– Do ảnh hưởng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa => Mưa nhiều => Mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn.
– Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa => Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
– Các sông có vai trò cung cấp nước, sinh hoạt, sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
– Một số sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ,…
– Ở Đông Nam Á có nhiều hồ, có vai trò điều tiết nguồn nước, là nơi dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, nuôi trông và đánh bắt thuỷ sản. Ngoài ra, xung quanh hồ có nhiều cảnh đẹp thuận lợi để phát triển du lịch,…