Giải (?) Câu hỏi mục II 3 Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á – SGK Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
Hướng dẫn:
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
Lời giải:
* Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
a. Du lịch
– Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng cùng với nhiều nền văn hoá đặc sắc là những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ khu vực này
– Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở – hạ tậng, vật chất kỹ thuật từng bước mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.
– Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong kinh tế ĐNÁ. Năm 2019, đã đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.
– Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,…
b. Ngành giao thông vận tải
– GTVT được chú ý phát triển và hiện đại hoá nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân các nước và thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
– Đặc điểm địa hình đa dạng, phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không,…
– Hiện nay, các thành tựu khoa học-công nghệ đang được áp dụng rộng rãi như công nghệ cầu đường, phát triển phương tiện giao thông không người lái,…
c. Ngành thương mại
– Thương mại có vai trò điều tiếtm thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
– Hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực đông dân cư và kinh tế phát triển, cụ thể là mạng lưới chợ và hệ thống siêu thị. Phát triển mạnh ở một số quốc gia như: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ma-lay-xi-a.
– Hoạt động ngoại thương là then chốt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu thô, linh kiện và thiết bị điện tử,…Phát triển mạnh ở các quốc gia như: Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, …
– Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành thương mại điện tử cũng dần phát triển mạnh thông qua giao dịch mua bán, thanh toán điện tử,…
d. Tài chính – ngân hàng
– Tài chính – ngân hàng của hầu hết các quốc gia trong khu vực đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đang dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
– Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
– Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực như: Xin-ga-po, Gia-các-ta, Băng-cốc, TP Hồ Chí Minh,…