Đáp án (?) Câu hỏi mục II 1 Bài 27. Kinh tế Trung Quốc – SGK Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin mục 1, hãy:
-
Nêu vùng sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, cây ăn quat, cừu, lợn.
-
Trình bày sự phát triển của một trong ba ngành: Nông – Lâm – Thuỷ sản của Trung Quốc.
Hướng dẫn:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải:
* Đặc điểm phân bố nông nghiệp Trung Quốc
-
Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh .Nông nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
-
Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. Nông nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
-
Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.
-
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.
-
Chăn nuôi:
-
Miền Đông: bò, lợn
-
Miền Tây: cừu, dê
-
Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điệu kiện thuận lợi hơn
-
Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông và nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
-
Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ,…
-
Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ lớn. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phát triển,…
-
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. Gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
* Sự phát triển Lâm nghiệp
-
Năm 2020, sản lượng gỗ tròn khai thác đạt 350,6 triệu m3 (đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ).
-
Hiện nay, Trung Quốc đang hướng đến bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên và giới hạn sản lượng khai thác hàng năm.
-
Trung Quốc đang nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.