Lời giải Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức – SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống – Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế – xã hội thế giới. Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức…
1. Khái niệm
Tri thức
Tri thức là tất cả những dữ liệu, thông tin, kỹ năng,… có được qua trải nghiệm thực tế hoặc học tập. Tri thức có thể chỉ về sự hiểu biết về một đối tượng hay sự vật về lý thuyết và thực hành.
Có 2 dạng tồn tại của tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện. Tri thức hiện là những thứ được thể hiện qua văn bản, âm thanh, hình ảnh,… được truyền đạt dễ dàng qua hình thức giáo dục. Tri thức ẩn là những tri thức được thu lại nhờ sự trải nghiệm thực tế rất khó truyền đạt, chuyển giao mà phải tự trải nghiệm và tập luyện.
Kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là một nền kinh tế công nghệ cao, sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Xã hội càng hiện đại, kinh tế tri thức càng giữ vai trò quan trọng. Biết phát huy các hình thức kinh tế tri thức bạn sẽ tạo ra một lượng của cải to lớn với chi phí nhân lực và vật lực thấp.
Kinh tế tri thức bao gồm các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ,… để tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần của con người. Nhờ có nền kinh tế này mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao hơn so với trước đây rất nhiều.
2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
Thứ nhất: Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất
Thứ hai: Sản xuất công nghệ là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất
Thứ ba: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất
Thứ tư: Kinh tế tri thức là hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa
3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức
– Nền kinh tế dựa trên tri thức và vốn con người: Một hệ thống kinh tế không dựa trên tri thức được coi là không thể tưởng tượng được.
– Lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng: Sự hình thành của nền kinh tế tri thức mạnh mẽ đòi hỏi người lao động phải có khả năng liên tục học hỏi và áp dụng các kỹ năng của họ để xây dựng và thực hành kiến thức một cách hiệu quả.
– Cơ sở hạ tầng thông tin dày đặc và hiện đại: là khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm vượt qua rào cản về chi phí giao dịch cao và tạo điều kiện hiệu quả trong việc tương tác, phổ biến và xử lý các nguồn thông tin và tri thức.
– Hệ thống đổi mới hiệu quả: mức độ đổi mới lớn trong các công ty, ngành và quốc gia để theo kịp với công nghệ toàn cầu mới nhất và trí tuệ con người để sử dụng nó cho nền kinh tế trong nước.
– Chế độ thể chế hỗ trợ khuyến khích tinh thần kinh doanh và sử dụng tri thức: Một hệ thống nền kinh tế cần cung cấp các biện pháp khuyến khích để cho phép huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích tinh thần kinh doanh.
– Sự tiến bộ của nền kinh tế dựa trên tri thức xảy ra khi các nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy những thay đổi trong sản xuất vật chất, cùng với sự ra đời của các cơ chế lý thuyết kinh tế phong phú sau chiến tranh thế giới thứ hai có xu hướng tích hợp khoa học, công nghệ và kinh tế.