Trang chủ Lớp 11 Địa lí lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Chân trời sáng tạo (?) Câu hỏi mục III 2 Bài 12 Địa lí lớp 11:...

(?) Câu hỏi mục III 2 Bài 12 Địa lí lớp 11: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á

Lời giải (?) Câu hỏi mục III 2 Bài 12. Tự nhiên – dân cư – xã hội và kinh tế Đông Nam Á – SGK Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

– Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

– Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.

Hướng dẫn:

Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài

Lời giải:

* Đặc điểm xã hội

– Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền thuận lợi cho các luồng di dân, nằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.

– Các nước có nhiều nét tương đồng:

+ Trong sinh hoạt, sản xuất: trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm lương thực chính….

+ Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.

– Đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.

=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

– Văn hóa đa dạng, mỗi dân tộc phong tục, tập quán riêng, tuy nhiên người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.

– Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước là thuộc địa của các nước đế quốc.

– Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.

– Các quốc gia trong khu vực đã và đang hợp tác để cùng phát triển.

* Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực

– Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái….). Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

– Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại => tạo điều kiện cho sự hội nhập, phát triển các nền văn hoá.

– Có cùng lịch sử đấu tranh giành giải phóng dân tộc, họ đều là các nước bị xâm chiếm, bị thuộc địa trong chiến tranh. Sau chiến tranh các nước ở khu vực này đã vươn lên cùng hợp tác phát triển.

– Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc quản lý, ổn định chính trị ở các nước