Lời giải (?) Câu hỏi mục I Bài 23. Kinh tế Nhật Bản – SGK Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài, hãy:
-
Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.
-
Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
-
Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Hướng dẫn:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải:
* Quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020
-
Nhật Bản là nước có quy mô kinh tế lớn.
-
Từ 2000 – trước 2019, quy mô GDP có chiều hướng tăng lên. Đến năm 2019, do ảnh hưởng của Covid 19 nên quy mô có phần giảm đi.
-
Tuy nhiên, năm 2020 quy mô GDP của Nhật Bản vẫn đạt trên 5 000 USD và đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ), chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới.
-
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đầy biến động, một phần do tình trạng lạm phát của Nhật Bản từ 2006 – 2010 và covid 19.
-
Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất.
-
Cơ cấu kinh tế Nhật Bản có sự chuyển dịch nhưng sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành không đáng kể.
* Tình hình phát triển kinh tế Nhật bản
-
Sau thế chiến II, kinh tế NB bị tàn phá nặng nề.
-
Giai đoạn 1960 – 1973 là giai đoạn phát triển kinh tế “Thần kỳ” của NB
-
Sau 1973, do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ nên kinh tế có phần chững lại.
-
Đến giai đoạn 1980 – 1989, nhờ chính sách đúng đắn kịp thời nên kinh tế dần được hồi phục.
-
Sau 1990, kinh tế lại có nhiều biến động. Từ 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế với các chính sách phù hợp nên kinh tế NB dần phục hồi trở lại.
* Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản
-
Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chăm chỉ và có trình độ lao động cao.
-
Nhà nước chú trọng đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp và ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
-
Mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.