Trang chủ Lớp 11 Công nghệ lớp 11 SGK Công nghệ 11 - Kết nối tri thức Câu 4 trang 70 Công nghệ 11 – Kết nối tri thức:...

Câu 4 trang 70 Công nghệ 11 – Kết nối tri thức: So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng)

Đáp án Câu 4 trang 70 Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng – trị SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Vận dụng kiến thức mục I, II.

Câu hỏi/Đề bài:

So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương.

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK và kiến thức thực tế ở địa phương em để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Bệnh Newcastle

Bệnh cúm

Bệnh tụ huyết trùng

Phòng bệnh

– Khi dịch chưa xảy ra:

+ Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua khu chăn nuôi.

+ Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

+ Thực hiện kiểm dịch, cách ly và tiêm vaccine đúng quy định.

– Khi có dịch:

+ Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định.

+ Tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại.

+ Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

+ Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

– Khi dịch chưa xảy ra:

+ Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi.

+ Hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.

+ Tiêm vaccine theo đúng quy định.

– Khi có dịch:

+ Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm.

+ Tiêu hủy gia cầm ốm, chết theo đúng quy định.

+ Phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định.

+ Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

– Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh.

– Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

– Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn.

– Tiêm vaccine đúng quy định.

Trị bệnh

– Kịp thời báo cho thú y địa phương.

– Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

– Kịp thời báo cho thú y địa phương.

– Kịp thời báo cho thú y địa phương.

– Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

– Điều trị dự phòng cho đàn.

– Kháng sinh có thể dùng: Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn nhà sản xuất.