Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. 2. Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton. Lời giải Giải mục II trang 64 SGK Vật Lí 10 – Kết nối tri thức – . Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng…
Đề bài/câu hỏi:
1. Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
2. Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình 15.1). Khối lượng của vật là:
A. 1,0 kg B. 2,0 kg
C. 0,5 kg D. 1,5 kg
Hướng dẫn:
1. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
2. Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)
Lời giải:
1.
– Ví dụ:
+ Một người sử dụng cùng một lực để đẩy một thùng giấy vụn sẽ đẩy nhanh hơn so với khi đẩy một thùng gạo, do khối lượng của thùng gạo lớn hơn khối lượng của thùng giấy vụn, làm khó thay đổi vận tốc hơn.
+ Ô tô tải rất nặng so với xe máy hay ô tô con nên có mức quán tính lớn hơn rất nhiều. Ở cùng trạng thái bắt đầu chuyển động thì ô tô tải cần nhiều thời gian hơn mới đạt vận tốc lớn.
=> Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn.
– Ý nghĩa trong thực tiễn:
Cho phép ta so sánh được khối lượng của những vật làm bằng các chất khác nhau. Chúng sẽ có khối lượng bằng nhau nếu như dưới tác dụng của hợp lực như nhau, chúng có gia tốc như nhau.
2.
Từ đồ thị ta thấy:
Khi F = 0,5 N thì a = 1,0 m/s2 suy ra khối lượng của vật là:
\(a = \frac{F}{m} \Rightarrow m = \frac{F}{a} = \frac{{0,5}}{1} = 0,5\left( {kg} \right)\)
Chọn C