Giải chi tiết Câu 66 trang Bài 15. Định luật 2 Newton SGK Vật Lí 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Trong các cách viết hệ thức của định luật 2 Newton sau đây, cách viết nào đúng? A. \(\overrightarrow F = m.a\) B. \(\overrightarrow F = – m.\overrightarrow a \) C. \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) D. \(-\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) 2. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ: A. 0,01 m/s B. 0,10 m/s C. 2,50 m/s D. 10,00 m/s 3. Dưới tác dụng của hợp lực 20 N, một chiếc xe đồ chơi chuyển động với gia tốc \(0,4m/{s^2}\). Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu? 4. Tại sao máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài? |
Hướng dẫn:
1.
Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
2.
+ Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
+ Sử dụng công thức vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
3.
Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
4.
+ Sử dụng biểu thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
+ Sử dụng công thức vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
Lời giải:
1.
Ta có: biểu thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
\( \Rightarrow \overrightarrow F = m.\overrightarrow a \)
Suy ra cách viết đúng là C.
2.
Theo bài ra, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}m = 0,5kg;\,{v_0} = 0\left( {m/s} \right)\\F = 250N\\t = 0,020{\rm{s}}\end{array} \right.\)
Áp dụng định luật 2 Newton, gia tốc của chuyển động là:
\(a = \frac{F}{m} = \frac{{250}}{{0,5}} = 500\left( {m/{s^2}} \right)\)
Quả bóng bay đi với tốc độ là:
\(v = {v_0} + at = 0 + 500.0,020 = 10\left( {m/s} \right)\)
Chọn D
3.
Khối lượng của chiếc xe là:
\(m = \frac{F}{a} = \frac{{20}}{{0,4}} = 50\left( {kg} \right)\)
Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là:
\(a = \frac{F}{m} = \frac{{50}}{{50}} = 1\left( {m/{s^2}} \right)\)
Vậy dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là \(1m/{s^2}\).
4.
Máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài vì máy bay càng nặng thì mức quán tính càng lớn, do vậy càng khó thay đổi vận tốc nên đường băng cần phải dài để máy bay đạt được vận tốc cất cánh.