Giải Câu 3 trang 111 Bài 28. Động lượng SGK Vật Lí 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa.
Câu hỏi/Đề bài:
1.
a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng. b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2). 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng? A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó. B. Động lượng là đại lượng vectơ. C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó. 3. Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau: a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h. b) Một hòn đá có khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s. c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. 4. Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe. 5. Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s? |
Hướng dẫn:
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa
Biểu thức tính động lượng: p = m.v
Trong đó:
+ p: động lượng của vật (kgm/s)
+ m: khối lượng của vật (kg)
+ v: vận tốc của vật (m/s)
Biểu thức tính xung lượng: \(\overrightarrow {\Delta p} = \overrightarrow F .\Delta t\)
Lời giải:
1.
– Định nghĩa động lượng: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.
– Đơn vị động lượng: kg.m/s
2.
Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.
=> A đúng
Động lượng là đại lượng vectơ => B đúng
Biểu thức tính động lượng: p = m.v, đơn vị là kg.m/s => C đúng
Động lượng phụ thuọc vào khối lượng và vận tốc của vật => D sai
Chọn D.
3.
a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s
Động lượng của xe buýt là: p = m.v = 3000.20 = 6.104 (kgm/s)
b) Đổi 500 g = 0,5 kg.
Động lượng của hòn đá là: p = m.v = 0,5.10 = 5 (kg.m/s)
c) Động lượng của hạt electron là:
p = m.v = 9,1.10-31 .2.107 = 1,82.10-23 (kg.m/s)
4.
Đổi 1,5 tấn = 1500 kg
36 km/h = 10 m/s
54 km/h = 15 m/s
Động lượng của xe tải là: p = m.v = 1500.10 = 15 000 (kg.m/s)
Động lượng của ô tô là; p’ = m’.v’ = 750.15 = 11 250 (kg.m/s)
=> Động lượng của xe tải lớn hơn động lượng của ô tô.
5.
Từ biểu thức tính xung lượng của vật, ta có F đơn vị là N, Δt đơn vị là s, nên động lượng còn có đơn vị là N.s.