Hướng dẫn giải Câu 73 trang Bài 6. Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật SGK Vật Lí 10 Cánh diều. Tham khảo: Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 73.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Viết biểu thức tính mômen lực M1 , M2 của mỗi lực F1 , F2 đối với trục quay theo các đại lượng cho trên hình.
|
Hướng dẫn:
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa vật lí 10 trang 73
Công thức tính mômen lực: M = F.d
Với M là mômen lực, F là lực tác dụng lên vật, d là khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng chức vecto lực (giá của lực).
Lời giải:
Ở hình 6.7a, F1 vuông góc với thanh nên khoảng cách từ trục quay của vật đến giá của F1 chính là l1
=> M1 = F1 . l1 = F1 . d1
Ở hình 6.7b, F2 tạo một góc θ so với thanh, F2y vuông góc với thanh
M2 = M2y = F2y .l1 = F2 .l1 .sinθ
2. Luyện tập
Nếu lực tác dụng không đổi thì người thợ cầm vào cờ lê ở A hay ở B (hình 6.8) sẽ dễ làm xoay đai ốc hơn?
|
Hướng dẫn:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng là quay của một lực là mômen lực của nó. Mômen lực được xác định bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng chứa vecto lực (giá của lực)
M = F.d
Lời giải:
Mômen lực càng lớn thì người thợ sẽ dễ làm xoay đai ốc hơn
Đối với lực tác dụng không đổi thì mômen lực tỉ lệ thuận với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng chứa vecto lực
Từ hình vẽ ta thấy dA < dB => MA < MB
=> Người thợ cầm vào cờ lê ở vị trí B sẽ dễ làm xoay đai ốc hơn.
3. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Thành phần F2y có xu hướng làm thanh quay theo chiều nào? Có giống với xu hướng làm quay của F2 với thanh không?
|
Hướng dẫn:
Thành phần vuông góc với thanh mới có tác dụng làm thanh quay
Lời giải:
F2y có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên làm thanh quay theo chiều từ trên xuống
F được phân tích thành 2 thành phần, F2x không có tác dụng làm quay vì khoảng cách từ trục quay đến giá của thành phần lực này bằng 0, nên F2y giống với xu hướng làm quay của F2 với thanh