Đáp án Câu 55 trang Bài 2. Một số lực thường gặp SGK Vật Lí 10 Cánh diều. Hướng dẫn: Lực đẩy Ác-si-mét càng lớn khi độ sâu càng lớn.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Hãy giải thích vì sao ở vùng nước ngập ngang người thì bơi sẽ đỡ tốn sức hơn lội |
Hướng dẫn:
+ Lực đẩy Ác-si-mét càng lớn khi độ sâu càng lớn
+ Lực đẩy Ác- si-mét càng lớn thì vật di chuyển càng dễ và ngược lại
Lời giải:
+ Người ở vùng nước ngập ngang có độ sâu lớn hơn so với người chìm trong nước nên lực đẩy Ác-si-mét của người ở vùng nước ngập ngang lớn hơn người chìm trong nước. Vì vậy người ở vùng nước ngập ngang bơi sẽ đỡ tốn sức hơn người bơi lội
+ Đối với người bơi ở vùng nước ngập ngang thì có lực cản của nước ít hơn người bơi ngập trong nước
2. Tìm hiểu thêm
Archimedes (287 TCN – 212 TCN) được nhà vua giao nhiệm vụ tìm ra vương miện bằng vàng có bị pha thêm bạc hay không. Giai thoại kể rằng ông đã tìm ra lời giải trong lúc tắm. Khi đó, Archimedes reo lên: “Euréka” (có nghĩa là: tìm ra rồi) và sung sướng chạy ra ngoài. Đây là mẩu chuyện vui về một nhà vật lí nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Không phải may mắn ngẫu nhiên mà chính việc luôn luôn suy nghĩ về liên hệ giữa cái cần tìm và cái đã biết đã giúp Archimedes tìm ra lời giải. Say mê nghiên cứu là phẩm chất hàng đầu của nhà khoa học và thành quả cũng chỉ có thể được tạo thành từ sự say mê, miệt mài ấy. Bạn hãy tìm đọc câu chuyện về Archimedes và lí giải của ông giúp dẫ tới công thức tính độ lớn lực đẩy của chất lỏng lên vật |
Hướng dẫn:
Các em tìm hiểu trên Internet
Lời giải:
Khi ông đang tắm thì cơ thể của ông được nâng lên, vì vậy ông mới có suy nghĩ rằng đã có một lực đẩy trong chất lỏng đẩy cơ thể của ông lên, vì vậy ông đã tìm ra độ lớn của lực đẩy trong chất lỏng.
3. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên cùng một vật khi nó ở hai vị trí (1) và vị trí (2) trong hình 2.11. Biết rằng ở (1) thì vật đang chuyển động lên trên, ở (2) thì vật đang nằm cân bằng trên mặt thoáng.
|
Hướng dẫn:
Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí mà vật chiếm chỗ.
Lời giải:
Trong hình (1), ta thấy vật ngập trong nước
Trong hình (2), ta thấy một phần của vật ngập trong nước, một phần ở ngoài không khí
=> Trọng lượng của phần chất lỏng trong hình (1) nhỏ hơn trọng lượng phần chất lỏng trong hình (2)
=> \{F_{A1}} < {F_{A2}}\)