Trang chủ Lớp 10 Vật lí lớp 10 SGK Vật Lí 10 - Cánh diều Câu 29 trang Vật Lí 10 – Cánh diều: Một ô tô...

Câu 29 trang Vật Lí 10 – Cánh diều: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô

Đáp án Câu 29 trang Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian SGK Vật Lí 10 Cánh diều. Tham khảo: Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Câu 1. Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.

Hướng dẫn:

Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Gia tốc của ô tô là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{18 – 0}}{6} = 3(m/{s^2})\)

Câu 2. Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Tính độ lớn của gia tốc.

Hướng dẫn:

Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Gia tốc của ô tô là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\left| {11 – 23} \right|}}{{20}} = 0,6(m/{s^2})\)

2. Luyện tập

Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.

Hướng dẫn:

Biểu thức tính độ thay đổi vận tốc:

\(\Delta v = a.\Delta t\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Ta có:

a = 5 m/s2

\(\Delta t = 2\)s

v1 = 0 m/s

Độ thay đổi vận tốc của vận động viên là:

\(\Delta v = a.\Delta t = 5.2 = 10(m/s)\)

=> Vận tốc của vận động viên sau 2 s là: 10 – 0 = 10 m/s