Trang chủ Lớp 10 Vật lí lớp 10 SGK Vật Lí 10 - Cánh diều Câu 116 trang Vật Lí 10 – Cánh diều: Bảng dưới đây...

Câu 116 trang Vật Lí 10 – Cánh diều: Bảng dưới đây là số liệu của thí nghiệm về độ giãn của lò xo: a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

Giải Câu 116 trang Bài 2. Sự biến dạng SGK Vật Lí 10 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Luyện tập

Bảng dưới đây là số liệu của thí nghiệm về độ giãn của lò xo:

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

b) Hoàn thành bảng số liệu.

c) Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.

e) Vùng nào trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng?

f) Trọng lượng là bao nhiêu để độ giãn lò xo là 15 mm?

g) Trọng lượng là bao nhiêu để lò xo khi giãn ra có độ dài 125 mm?

Lời giải:

a) Chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 100 mm

b) Biểu thức tính độ giãn của lò xo: \(\Delta l = l – {l_0}\)

\(\begin{array}{l}\Delta {l_0} = {l_0} – {l_0} = 0\\\Delta {l_1} = {l_1} – {l_0} = 110 – 100 = 10(mm)\\\Delta {l_2} = {l_2} – {l_0} = 120 – 100 = 20(mm)\\\Delta {l_3} = {l_3} – {l_0} = 130 – 100 = 30(mm)\\…\\\Delta {l_6} = {l_6} – {l_0} = 172 – 100 = 72(mm)\end{array}\)

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

158

172

Độ giãn (mm)

0

10

20

30

40

58

72

c) Đồ thị

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị

e) Vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng

f) Ta thấy trọng lượng tăng bao nhiêu lần thì độ giãn tăng bấy nhiêu

Ta có

\(\begin{array}{l}\Delta l = 15mm = 1,5\Delta {l_1}\\ \Rightarrow P = 1,5{P_1} = 1,5.1 = 1,5(N)\end{array}\)

g) Lò xo có độ dài 125 mm

=> Lò xo giãn 125 – 100 = 25 mm

Ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta l = 25mm = 2,5\Delta {l_1}\\ \Rightarrow P = 2,5{P_1} = 2,5.1 = 2,5(N)\end{array}\)