Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\). Gợi ý giải Giải bài 9.19 trang 68 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 9. Mũi tên của bánh xe trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu” có thể dừng lại ở một trong 7…
Đề bài/câu hỏi:
Mũi tên của bánh xe trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu” có thể dừng lại ở một trong 7 vị trí. Người chơi được quay 3 lần. Xác suất để mũi tên dừng lại ở ba vị trí khác nhau là
A. \(\frac{{30}}{{49}}\). B. \(\frac{{29}}{{50}}\). C. \(\frac{3}{5}\). D.\(\frac{7}{{11}}\)
Hướng dẫn:
Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Lời giải:
Ta có mỗi lần quay có 7 vị trí có thể xảy ra do đó \(n\left( \Omega \right) = {7^3}\).
Gọi A là biến cố “quay 3 lần mũi tên dừng lại ở ba vị trí khác nhau”. Khi đó \(n\left( A \right) = A_7^3\) .
Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{A_7^3}}{{{7^3}}} = \frac{{30}}{{49}}\)
Chọn A