Sắp xếp các dãy số liệu theo thứ tự tăng dần – Tính trung vị của mẫu số liệu đã cho nếu số lẻ thì. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 5.18 trang 81 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 14. Các số đặc trưng đo độ phân tán. Bình dùng đồng hồ đo thời gian để một vật rơi tự do (đơn vị:…
Đề bài/câu hỏi:
Bình dùng đồng hồ đo thời gian để một vật rơi tự do (đơn vị: giây) từ vị trí A đến vị trí B trong 10 lần kết quả như sau:
0,398 |
0,399 |
0,408 |
0,410 |
0,406 |
0,405 |
0,402 |
0,401 |
0,290 |
0,402 |
Bình nghĩ là giá trị 0,290 ở lần đo thứ 9 không chính xác. Hãy kiểm tra nghi ngờ của Bình.
Hướng dẫn:
– Sắp xếp các dãy số liệu theo thứ tự tăng dần
– Tính trung vị của mẫu số liệu đã cho nếu số lẻ thì là số chính giữa còn nếu là số chẵn thì là trung bình cộng của hai số chính giữa
– Trung vị \({Q_2}\), tìm nửa trung vị bên trái \({Q_2}\) và bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \(Q{}_2\) nếu n lẻ)
– Tìm số trung bình của dãy số liệu \(\overline x = \frac{{{x_1} + {x_2} + … + {x_n}}}{n}\)
– Khoảng tứ phân vị \({\Delta _Q} = {Q_3} – {Q_1}\)
– So sánh \({Q_1} – 1,5.{\Delta _Q}\) với 0,290
Lời giải:
Sắp xếp dãy số liệu theo thứ tự không giảm ta được:
0,290 |
0,398 |
0,399 |
0,401 |
0,402 |
0,402 |
0,405 |
0,406 |
0,408 |
0,410. |
• Vì n = 10 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa (số liệu thứ 5 và thứ 6) của mẫu số liệu đã sắp xếp.
Do đó Q2 = = 0,402.
• Nửa dữ liệu bên trái Q2 là: 0,290; 0,398; 0,399; 0,401; 0,402.
Dãy này gồm 5 số liệu, n = 5 là số lẻ nên trung vị là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3 của nửa dữ liệu bên trái Q2) nên Q1 = 0,399.
• Nửa dữ liệu bên phải Q2 là: 0,402; 0,405; 0,406; 0,408; 0,410.
Dãy này gồm 5 số liệu, n = 5 là số lẻ nên trung vị là giá trị chính giữa (số liệu thứ 3 của nửa dữ liệu bên phải Q2) nên Q3 = 0,406.
Khi đó khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đã cho là:
∆Q = Q3 – Q1 = 0,406 – 0,399 = 0,007.
Ta có: Q1 – 1,5.ΔQ = 0,399 – 1,5.0,007 = 0,3885.
Vì 0,290 < 0,3885 nên đây là giá trị bất thường.
Vậy giá trị 0,290 ở lần đo thứ 9 không chính xác.