Trang chủ Lớp 10 Vật lí lớp 10 Chuyên đề học tập Lí 10 - Cánh diều Câu hỏi trang 49 Luyện tập Chuyên đề học tập Lí 10...

Câu hỏi trang 49 Luyện tập Chuyên đề học tập Lí 10 – Cánh diều: Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau: Đặc điểm Nguyên nhân Tác hại Ô nhiễm ánh sáng ? ? ?

Đáp án Câu hỏi trang 49 Luyện tập Bài 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường – Chuyên đề học tập Lí 10 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau:

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

?

?

?

Ô nhiễm tiếng ồn

?

?

?

Tăng hiệu ứng nhà kính

?

?

?

Lời giải:

Đặc điểm

Nguyên nhân

Tác hại

Ô nhiễm ánh sáng

– Ánh sáng được sử dụng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm

– Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng

– Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực

– Lắp đặt thiết bị chiếu sáng chưa đúng, chưa hợp lí dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết

– Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phá vỡ hệ sinh thái.

– Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: gây rối loạn nhịp sinh học, có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn, lo âu,…

Ô nhiễm tiếng ồn

Những tiếng ồn trong môi trường sinh sống và làm việc vượt quá mức độ cho phép, gây cảm giác khó chịu cho con người khi nghe những loại âm thanh ấy trong khoảng thời gian nhất định

– Nguyên nhân từ thiên nhiên: hầu hết xuất phát từ hoạt động của động đất, núi lửa

– Nguyên nhân từ con người:

+ Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn đều xuất phát từ giao thông, những phương tiện đi lại của con người như máy bay, xe máy, tiếng bóp còi,…

+ Các hoạt động sản xuất như máy móc trong xây dựng, khu công nghiệp,…

+ Những hoạt động sinh hoạt như nghe nhạc, karaoke,… đều tác động không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như động thực vật

+ Các hoạt động tập thể: lễ hội, biểu tình,…

+ Đối với co người: Cản trở những hoạt động bình thường của con ngưi như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống

+ Đối với động vật hoang dã: Thay đổi cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến di truyền, tiến hóa của các loại động vật.

Tăng hiệu ứng nhà kính

Bề mặt Trái Đất nóng lên và phát ra bức xạ nhiệt sóng dài vào khí quyển

– Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên.

– Ngoài CO2 ra, các khí CH4 , CFC, SO2 , O3 , các halogen và hơi nước cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

– Gây nên biến đổi khí hậu và các hệ lụy từ biến đổi khí hậu như sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp, cho công nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện sống bình thường của các sinh vật bị thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp, băng tan,…