Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống...

Dàn ý chi tiết Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn Văn mẫu 10: Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri(1917-1951) tại Ninh Bình. Cả cuộc đời, nhà văn vừa cầm bút viết văn, vừa vác súng chiến đấu bảo vệ nước nhà

Lời giải Dàn ý chi tiết Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở bài:

– Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri(1917-1951) tại Ninh Bình. Cả cuộc đời, nhà văn vừa cầm bút viết văn, vừa vác súng chiến đấu bảo vệ nước nhà.

– Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực, các tác phẩm của ông tố cáo cái bản chất xấu xa của xã hội và nhân tính hủ lậu của con người đương thời

– Ngòi bút của Nam Cao tập trung chủ yếu vào hai chủ đề: Người tri thức nghèo và người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội cũ.

2.Thân bài:

a, Giới thiệu tác phẩm:

Sống mòn không phải là một áng văn chương để người đọc soi vào đó mà thấy được những mảnh đời u tối, bi thảm, chua xót, nhìn quanh bốn bề đều mịt mù ảm đạm.

b. Nhân vật Thứ:

– Hoàn cảnh:

+ Nhân vật chính của câu chuyện là một thầy giáo tên Thứ làm thầy giáo cho một trường tư của anh họ là Đích.

+ Anh từ bỏ cuộc sống chốn làng quê và gia đình lên Hà Thành với hy vọng thoát nghèo.

– Tâm trạng của Thứ sau khi lên Hà Thành:

+ Cuộc sống cơ cực nơi tha phương, nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, từ chuyện tiền nhà trọ, tiền lương không đủ sống.

+ Không một người thân bên cạnh, bị người khác đối xử ích kỉ, hẹp hòi.- Thứ và vợ của anh

+ Liên, bị chia đôi hai ngã, gây ra nhiều hiểu lầm, những đau khổ, uất ức tủi hờn. Những đồng lương ít ỏi, những lo toan thường nhật, tình yêu của Thứ cũng bị cái nghèo làm mờ đi, anh lại chì chiết và lên án Liên thậm tệ.

→ Điều này làm cho Thứ có cảm giác như mình đang chết dần đi từng ngày bởi cái vòng lặp nghèo khổ oan nghiệt. Chính cái nghèo đã thay đổi con người anh và hơn hết là thay đổi cuộc đời của Thứ.

– Cuộc sống của Thứ sau khi lên Hà Thành:

+ Sống dưới mái nhà trọ xập xệ và cáu bẩn.

+Thứ biết thêm nhiều người mới cũng khổ đau và bất hạnh bởi nghèo:

+ Người mẹ trẻ túng bần phải làm quần quật cả ngày để nuôi hai đứa

con thơ.

+ Oanh, một con người có học thức và gia giáo cũng vì cái nghèo mà

trở nên ích kỷ nhỏ nhen.

+ Những đoàn người ăn mặc rách rưới bẩn thỉu nơi đầu đường xó chợ

chỉ chực chờ sự bố thí của những kẻ giàu có để kiếm miếng ăn.

Nghèo còn khiến tâm hồn, lý tưởng của một con người bị mài mòn đi

trong từng giờ khắc.

c. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm:

– Tiểu thuyết có tên là Chết mòn, một cái chết chậm rãi từng ngày, đó là bi kịch được dự báo trước từ lúc Thứ sinh ra trong một gia đình nghèo, cái nghèo bám riết anh từ thuở còn thơ.

– Tuy nhiên Nam Cao đổi tên thành Sống mòn, có lẽ ông muốn nhấn mạnh hơn về cái bi kịch mà Thứ đang phải chịu đựng.

– Cuộc đời anh có lẽ cũng sẽ rẽ sang một trang mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn nếu số phận không khắc nghiệt như thế.

3.Kết bài:

– Tiểu thuyết có tên là Chết mòn, một cái chết chậm rãi từng ngày, đó là bi kịch được dự báo trước từ lúc Thứ sinh ra trong một gia đình nghèo, cái nghèo bám riết anh từ thuở còn thơ.

– Tuy nhiên Nam Cao đổi tên thành Sống mòn, có lẽ ông muốn nhấn mạnh hơn về cái bi kịch mà Thứ đang phải chịu đựng.

– Khẳng định tài năng của Nam Cao và bài học rút ra.