Hướng dẫn giải Dàn ý chi tiết Viết bài văn phân tích bài thơ Xuân về – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và bài thơ “Xuân về”.
– Nêu cảm nhận chung nhất về tác phẩm.
2. Thân bài
a, Chủ đề và mạch cảm xúc của bài thơ:
– Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên và con người ở làng quê Việt Nam khi xuân về.
– Mạch cảm xúc: Cảm hứng trữ tình, say đắm với vẻ đẹp mà mùa xuân mang lại.
b, Phân tích tác phẩm:
– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Gió xuân về: làm ửng hồng gò má của “gái chưa chồng”; mang cái lạnh se se, cứ đến rồi lại đi.
+Những cơn mưa mùa xuân qua đi, trời quang mây tạnh.
+ Ánh nắng dịu nhẹ, ấm áp bắt đầu xuất hiện.
+ Lộc non đâm chồi, phủ lên lớp “tráng bạc” sau cơn mưa xuân.
+ Đồng lúa vào “thì con gái” xanh mướt, “mượt như nhung”.
+ Các vườn cây tràn ngập màu sắc và mùi hương của các loài hoa, thu hút bướm ong về tụ họp.
– Hình ảnh con người:
+ Đôi má đỏ hây hây của “gái chưa chồng”.
+ Cô hàng xóm với “đôi mắt trong” ngước nhìn bầu trời.
+ Con trẻ nô đùa, “chạy xun xoe” dưới ánh nắng mùa xuân.
+ Sự thong thả của người nông dân được “nghỉ việc đồng” sau những tháng này làm lụng vất vả.
+ Hình ảnh nô nức khi đi trẩy hội chùa, từ những cô gái trẻ với “yếm đỏ, khăn thâm” tới những cụ già “tóc bạc”.
c, Đánh giá:
– Nội dung:
+ Cảnh ngày xuân nơi làng quê giản dị, mộc mạc.
+ Bức tranh thiếu nữ duyên dáng đi hội chùa.
– Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi.
+ Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, được sử dụng khéo léo.
+ Các biện pháp tu từ.
+ Nhịp thơ chậm rãi, cách ngắt nghỉ nhịp nhàng.
→ Nét đẹp dân dã đặc trưng của thơ Nguyễn Bính.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
– Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.