Lời giải Dàn ý chi tiết Viết bài văn nghị luận về vở Chèo Thị Mầu lên chùa – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
-Giới thiệu vở chèo, đoạn trích
– Vở chèo “Thị Mầu lên chùa” được trích trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”
2. Thân bài
2.1. Tóm tắt nội dung và chủ đề của đoạn trích:
a. Tóm tắt nội dung đoạn trích:
– Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa cúng tiến, nhìn thấy Kính Tâm liền đem lòng si mê và dùng lời lẽ ngon ngọt để tán tỉnh chú tiểu.
b. Chủ đề:
– Phê phán những người phụ nữ phóng túng, lẳng lơ.
– Đề cao vẻ đẹp của những người biết giữ gìn tiết hạnh, chuẩn mực đạo đức.
2.2. Phân tích đoạn trích:
Chủ đề của đoạn trích được thể hiện qua sự đối lập giữa hai nhân vật là Thị Mầu và Kính Tâm:
a. Nhân vật Thị Mầu:
– Xuất thân: con gái phú ông.
-Tính cách: lẳng lơ, phóng túng:
– Lời nói:
+ Ngọt ngào nhằm tán tỉnh, ve vãn Kính Tâm.
+ Trêu ghẹo chú tiểu.
+ Sỗ sàng, không hợp với chốn tự viện nghiêm trang.
– Hành động:
+ Hát, nói nhằm tán tỉnh chú tiểu.
+ Xông ra, nắm tay để bộc lộ tình cảm với Kính Tâm.
b. Nhân vật Kính Tâm:
– Xuất thân: con gái của một nông dân nghèo, được gả vào gia đình khá giả, biến cố xảy ra khiến Thị Kính phải giả dạng làm nam nhi vào chùa xin tu hành.
– Ngoại hình: đẹp, thanh tú, được thể hiện qua lời nhận xét của Thị Mầu.
– Tính cách: điềm đạm, mực thước, trang nghiêm:
– Lời nói: Chuẩn mực, giữ gìn phép tắc.
– Hành động:
+ Bỏ chạy, tìm cách từ chối, lẩn tránh -> thể hiện sự đường hoàng, ngay thẳng.
2.3. Đánh giá về đoạn trích:
a. Đánh giá về nội dung:
– Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn còn Kính Tâm lại tượng trưng cho người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến.
– Qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn ca ngợi những người phụ nữ trung trinh và phê phán những người lẳng lơ, phóng túng.
b. Đánh giá về nghệ thuật:
– Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động.
– Các biện pháp tu từ độc đáo: so sánh, điệp ngữ.
– Chất liệu ca dao, dân ca truyền thống.
3. Kết bài
-Khẳng định ý nghĩa của đoạn trích.