Giải chi tiết Dàn ý chi tiết Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
– Giới thiệu và nêu vấn đề: “Từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.
2.Thân bài
– Khái niệm suy nghĩ tiêu cực: là những suy nghĩ bi quan, phiến diện và thiếu khách quan dẫn đến tâm trạng, chán nản, mệt mỏi, thất vọng, mất động lực đối với cuộc sống và tự ti về bản thân. Suy nghĩ tiêu cực là một trạng thái tồi tệ của con người.
– Mức độ tiêu cực nặng hay nhẹ trong suy nghĩ phụ thuộc vào ý chí, cảm xúc, tính cách của từng người, tính chất nghiêm trọng của sự việc và nhiều yếu tố khác.
– Biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực:
+ Người có suy nghĩ tiêu cực thường lo lắng, căng thẳng và không tin tưởng vào bản thân
+ Thường xuyên đề cập đến những vấn đề tiêu cực với cách đánh giá và nhìn nhận bi quan. Một số người còn thể hiện rõ sự tiêu cực về tương lai của bản thân.
+ Người có suy nghĩ tiêu cực đôi khi hay kể lể, nhìn vào thành công của người khác lại than vãn về bản thân và cuộc sống của họ; nhưng cũng có khi giấu kín suy nghĩ của bản thân.
+ Suy nghĩ tiêu cực sẽ biểu hiện qua khuôn mặt, cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an, bi quan, buồn chán, tuyệt vọng, thấp thỏm, sợ hãi,…
+ Người có suy nghĩ tiêu cực ít khi vui vẻ, ngược lại thường có cảm xúc khá bất ổn, nhạy cảm và đôi khi dễ cáu kỉnh, nóng giận.
+ Một số người có suy nghĩ tiêu cực thích sống cô lập, tách biệt với những người xung quanh.
+ Một đặc điểm thường thấy ở người có suy nghĩ tiêu cực là tự ti, không tin tưởng bản thân, thụ động trong cuộc sống, có thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm, luôn mệt mỏi, uể oải và thường sống – làm việc một cách máy móc….
– Nguyên nhân của suy nghĩ tiêu cực
+ Thứ nhất, do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Trong cuộc sống có nhiều người thường sống về quá khứ nhiều hơn là ở hiện tại nhìn vào những thất bại trong quá khứ và sinh ra cảm xúc muốn bỏ cuộc, suy nghĩ bi quan, mất niềm tin vào bản thân, thất vọng về cuộc sống.
+ Thứ hai, các sự kiện xảy ra không mong muốn: Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cuộc sống cũng là màu hồng; mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều sẽ diễn ra theo ý muốn của chúng ta.
+ Thứ ba, ảnh hưởng từ những người xung quanh: Những kỳ vọng, mong muốn của mọi người xung quanh cũng là một nguyên nhân gây ra suy nghĩ tiêu cực của con người.
+ Thứ tư, do di truyền hoặc ảnh hưởng lối sống của bố mẹ: Nếu bố mẹ là những người ít nói, ngại tiếp xúc đối mặt với những khó khăn hay bi quan về cuộc sống có thể kiến con cái sau này sinh ra mang trong mình tính cách của bố, mẹ có suy nghĩ tiêu cực khi gặp áp lực, khó khăn trong cuộc sống.
+ Thứ năm, ảnh hưởng từ lối sống: lối sống buông thả, không lành mạnh của con người (lạm dụng chất, hút thuốc lá, làm việc quá sức, thiếu ngủ,…) dẫn đến bản thân luôn rơi vào tình trạng uể oải, thiếu sức sống sinh ra các suy nghĩ tiêu cực.
+ Thứ sáu, do các bệnh tâm lý, tâm thần: Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý, tâm thần như rối loạn nhân cách, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,… Các bệnh lý này gây ra sự bất ổn về mặt cảm xúc, hành vi và khiến suy nghĩ thở nên bi quan, tiêu cực.
– Hậu quả của suy nghĩ tiêu cực:
+ Gây ra tâm trạng, cảm xúc tiêu cực
+ Gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ
+ Ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc
+ Bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống
+ Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý
+ Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến não bộ, khiến các tế bào não phải hoạt động liên tục dẫn đến lưu thông máu kém và suy nhược thần kinh.
+ Gây ra tâm trạng lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, bất an,… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất…
– Biện pháp phòng tránh suy nghĩ tiêu cực hiệu quả
+ Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực tập thể dục rèn luyện bản thân, ăn uống, ngủ nghỉ có giờ giấc hợp lý là cách hiệu quả nhất giúp phòng tránh suy nghĩ tiêu cực.
+ Đọc sách về tâm thái để có nhiều kiến thức trong việc chế ngự, hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
+ Rèn luyện cảm xúc trước những tác động lớn về tâm lý để cải thiện chuẩn bị cho các tác động tiêu cực của cuộc sống.
+ Nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn từng ngày từ năng lực đến kỹ năng mềm và tính cách. Khi bản thân hoàn thiện hơn, bạn sẽ tự tin và chủ động trong cuộc sống. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc buồn chán, lo lắng, căng thẳng,…
+ Dành cho bản thân khoảng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi tránh rơi vào tình trạng stress.
+ Kết bạn, tiếp xúc với những người có tinh cách, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ và tránh xa, hạn chế tiếp xúc với những người có lối không lành mạnh hay suy nghĩ tiêu cực.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề
– Rút ra bài học cho bản thân.