Lời giải Câu tham khảo Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm Bước đường cùng – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Nếu Honore de Balzac là nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp thế kỷ XIX thì Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám. Nguyễn Công Hoan được xem là bậc thầy của truyện ngắn châm biếm.
Nguyễn Công Hoan thành công nhất với thể loại truyện ngắn, mang một âm hưởng riêng không thể trộn lẫn. Khác với Thạch Lam đầy chất thơ, Nam Cao đầy tính bi kịch nghiệt ngã, truyện Nguyễn Công Hoan mang tính trào phúng đặc sắc với những tiếng cười giòn giã, sảng khoái ném thẳng vào mặt kẻ thù. Ông chủ yếu viết về đề tài phản ánh hiện thực xã hội với sở trường là bút pháp hiện thực trào phúng. Bàn tay tài năng Nguyễn Công Hoan đã hình thành nên một bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công và giả dối.
Trong tác phẩm “Bước đường cùng” Nguyễn Công Hoan đã xây dựng lên những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Phác họa nên một bức tranh chân thực với ánh nhìn đa chiều về sự bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, sự bất công, áp bức của quan lại tham nhũng chốn hương thôn ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám…Tất cả đã đẩy người nông dân vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên phản kháng.
Tác phẩm “Bước đường cùng” kể về một anh nông dân nghèo có tên Pha. Cuộc đời anh không có gì đau đớn hơn khi bị đẩy vào tuyệt lộ vì những thói hư tật xấu của bọn quan lại và đế quốc. Vợ chồng anh thất học nên không hiểu biết nhiều, bị địa chủ giở trò cướp hết đất đai, nhà cửa phải quay về với đôi bàn tay trắng. Tên địa chủ Nghị Lại đại gian ác đã gây ra thảm cảnh đó. Hắn bày ra hàng trăm mưu kế để vơ vét của cải, tiền bạc của dân lành. Gã dụ dân vay tiền lúc họ túng thiếu, nhưng nhất quyết không cho trả nợ sớm phải để lãi mẹ đẻ lãi con đến khi người dân không trả nổi thì thôi.
Quan lại thì cấu kết, móc nối với bọn thực dân để hành hạ dân đen thấp cổ bé họng. Từ quan to trên cao cho tới cai tù phía dưới, tên nào cũng giở trò để hiếp đáp những người dân nghèo bất hạnh. Lúc đầu, những người dân sống riêng lẻ cũng vì chưa hiểu rõ mà chỉ biết ghen ghét, kèn cựa lẫn nhau. Như vợ chồng Pha với Trương Thi đã cãi nhau vì chúng nó lấy tên bố của vợ chồng anh mà đặt cho con nó. Về sau, khi đã bị bọn địa chủ phong kiến, thú đội lốt người bóc lột đến cạn kiệt họ mới biết hợp sức để chống lại đế quốc.
Nhưng dù có hợp sức đến đâu có đông đủ cách mấy thì tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng cũng chỉ là hạt muối bỏ vào bể nước bè phái của bọn địa chủ phong kiến. Khi nào đế quốc còn tồn tại, khi ấy cuộc đấu tranh của nông dân còn bị đàn áp, người dân vẫn phải chịu khổ đau, sống trong một cuộc sống không công bằng và thiếu đi công lý. Cuối truyện, nhân vật Pha đã vùng dậy phang vào đầu Nghị Lại với tất cả sự thù hận và uất ức. Pha bị trói lập tức, nghiến răng, nhắm chặt mắt mặc cho dòng lệ nóng tuôn trào. Đây cũng là cái kết dành cho những ai phản lại chúng nó, hoàn toàn đau đớn và uất nghẹn.
Những mảng màu đối lập trong một bức tranh hiện thực là điểm thành công nhất của tác giả Nguyễn Công Hoan. Một mặt là đám đế quốc quan tham. Mang tiếng là lo lắng hết mực cho dân nhưng chúng chỉ biết tổ chức những cuộc ăn chơi thâu đêm, cờ bạc rượu chè, tổ chức những buổi lễ giỗ hay tiệc tùng vô cớ. Chúng tống giam người dân vô tội rồi đánh đập vì không mang tiền đến lễ đúng hẹn. Mỗi lần thuế đến, người dân bắt đầu nơm nớp lo sợ. Bọn lính cơ về làng trói bắt, cùm kẹp người dân nếu ai không đủ tiền nộp thuế cho chúng. Những con người thấp bé trong xã hội chỉ biết câm lặng chẳng dám buông một lời than thở.
“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm kinh điển được đánh giá là tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất Việt Nam. Ông đánh được vào tâm lý người đọc, ông biết được thời cuộc mà phác họa nó một cách chính xác nhất. Đông thời, không chỉ mình cây bút này yêu nước, mà ông còn lan tỏa nguồn năng lượng ấy cho chính độc giả của mình.