Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ...

Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ Mẹ Tơm Văn mẫu 10: Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên – Huế. Từ nhỏ ông được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Năm 1938

Giải Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích bài thơ Mẹ Tơm – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên – Huế. Từ nhỏ ông được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cuối 4/1939, Tố Hữu bị bắt giam và bị giam tại nhà lao Thừa Thiên và nhiều nhà tù khác. Tháng 4/1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cách mạng tháng Tám 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ , Tố Hữu liên tục giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Thơ của Tố Hữu là một thành công xuất sắc của Thơ Cách mạng , gắn bó với vận mệnh của Đất nước, phục vụ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc.

Thơ ông là một minh chứng sinh động cho sức cảm hoá của lí tưởng cộng sản và những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Con đường thơ của ông là con đường tìm sự kết hợp hài hoà hai yếu tố, hai cội nguồn là cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” được trích trong tập thơ “Gió lộng”, được tác giả sáng tác sau chuyến về thăm quê mẹ Tơm năm 1961 và cũng là bài thơ kết thúc của tập thơ này. Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối vối Mẹ Tơm và cho thấy sự vĩ đại của những bà mẹ Việt Nam thời kháng chiến. Quê hương mẹ Tơm hiện ra trong mắt tác giả vô cùng sinh động:

“ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưaMột buổi trưa nắng dài bãi cátGió lộng xôn xao, sóng biển đu đưaMát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…”

Nhịp điệu của khổ thơ tươi vui, rộn rã như một khúc nhạc mà mỗi âm điệu của nó là mỗi câu thơ, đó cũng chính là tâm trạng trong lòng tác giả sau 19 năm quay lại đây. Một hòn đảo với những bờ cát nắng trải dài, gió mát thổi từng cơn, sóng biển vỗ bờ, tất cả những cảnh vật vô cùng quen thuộc đó đã gợi lên trong lòng tác giả những cảm xúc nhung nhớ:

“Mười chín năm rồi hôm nay lại bướcĐoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồiÔi có phải sóng bồi thêm bãi trướcHay biển đau xưa rút nước xa rồi?Hòn Nẹ ta ơi! Mảng về chưa đóCó nhiều không con nục con thuChào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố!Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát Hanh Cù?Tôi lại về đây, hỡi các anh:Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanhHỡi đồi cát trắng rung rinh nắngHỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành”

Một bức tranh tuyệt đẹp với sắc xanh của cây dừa, sắc đỏ của vườn dưa, màu trắng của những đồi cát trắng trải dài. Tác giả đã nhân hóa cảnh vật nơi đây lên thành những người bạn thân lâu ngày không gặp của mình để thể hiện cảm xúc nhớ thương da diết của mình, đây không còn là những thứ vô tri vô giác nữa mà nó đã trở thành những người bạn vô cùng thân thiết của ông, những người đã gắn bó với ông trong hai cuộc kháng chiến gian khổ. Sau chín năm trở lại nơi ở người mẹ anh hùng, nhà thơ đã không khỏi bồi hồi xúc động vì bây giờ mẹ đã không còn nữa, chỉ còn lại không gian ngày xưa ấy với nỗi tiếc thương.

Bài thơ Mẹ Tơm đã để lại ấn tượng với bạn đọc về hình ảnh một người mẹ Việt Nam anh hùng – tuy nhỏ nhắn nhưng luôn kiên cường bất khuất, con bộ đội, chiến sĩ như con cái của mình, hết lòng phục vụ cho cách mạng từ bữa ăn đến những mớ rau để tuyên truyền những thông tin mât. Dù bị quân giặc đe dọa nhưng người mẹ ấy vẫn một lòng can đảm, kiên trung không chịu khuất phục – chính những điều đó đã để lại những dấu ấn vô cùng đáng nhớ đối với Tố Hữu nói riêng và những chiến sĩ cách mạng nói chung.

Mẹ Tơm – đại diện cho người phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ từng trao tặng: “Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”.