Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm...

Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn Văn mẫu 10: Đa phần những tác phẩm của Nam Cao đều viết về những người nông dân sống ở chế độ cũ

Hướng dẫn giải Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm Sống mòn – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Đa phần những tác phẩm của Nam Cao đều viết về những người nông dân sống ở chế độ cũ. Sống mòn Nam Cao là lần hiếm hoi nhà văn viết về tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội. Một con người có đam mê, ước mơ nhưng lại bị vùi dập bởi những mưu sinh, vất vả cơm áo gạo tiền hàng ngày. Tác phẩm được nhà văn Nam Cao sáng tác năm 1944.

Có lẽ đây cũng là thực trạng ngày nay, khi có một bộ phận không nhỏ trí thức không thể sống đầy đủ, đàng hoảng nhờ đồng lương lương thiện mà mình có. Với Sống mòn, độc giả cảm nhận rõ được nỗi khổ đến tận cùng bị dồn nén từ mỗi câu chữ. Để mỗi lần đọc những câu chữ hiện lên dưới ngòi bút Nam Cao, người đọc như nghẹn thắt lại bởi cái nghèo của nhân vật. Tiểu thuyết Sống mòn Nam Cao không có quá nhiều những tình tiết gay cấn, giật gân. Câu chuyện chỉ xoay quanh những công việc thường nhật của những con người trong cái đói khổ. Và chính cái đói, cái nghèo đã vùi dập bản tính tốt của con người. Khiến con người chết dần chết mòn từ trong tâm hồn, họ trở lên cô độc, trở lên “xấu xa” hơn chỉ vì đồng tiền, bát gạo hàng ngày. Trong Sống mòn, ta bắt gặp anh Thứ – một thầy giáo đại diện cho tầng lớp tri thức nghèo thời bấy giờ. Anh Thứ đã bỏ lại quê hương và người vợ trẻ để lên Hà thành dạy học trong chính ngôi trường của người anh họ tên Đích với mong ước, hoài bão một cuộc sống tươi đẹp hơn.Thế nhưng, thực tế lại vô cùng khắc nghiệt, cuộc sống chẳng dễ dàng gì với anh cả. Dù xa quê bỏ xứ nhưng hoài bão của Thứ lại bị vùi dập bởi những mối lo toan nặng trĩu trên vai. Từ những đối xử ích kỷ của người xung quanh cho đến tiền ăn ở, tiền lương khiến cuộc sống của Thứ trở nên khó khăn, ngột ngạt. Những hy vọng trong lòng Thứ như đang chết dần, chết mòn, hoài bão cũng vì thế mà bỏ đi.

Cuộc đời một người tri thức trẻ như anh Thứ lại bị chính cái nghèo đói làm thay đổi. Chính nó là “thủ phạm” khiến Thứ và Liên phải đứt gánh giữa đường. Những hiểu lầm tai hại, uất ức đều là do cái đói khổ gây nên đã phá nát một gia đình, một con người.