Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm...

Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lều Chõng Văn mẫu 10: Đây là cuốn tiểu thuyết- phóng sự miêu tả tấn bi kịch của những nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích

Giải chi tiết Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn Phân tích tác phẩm Lều Chõng – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Đây là cuốn tiểu thuyết- phóng sự miêu tả tấn bi kịch của những nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ hậu sinh lội ngược dòng thời gian để khám phá về thời kỳ lều chõng, hiểu được “bi kịch” của giới nhà Nho- lớp trí thức thời xưa.

Xây dựng “Lều chõng”, Ngô Tất Tố muốn cho người đọc thấy được cách học cổ hủ, giáo điều và lối thi cử lỗi thời dưới chế độ phong kiến suy tàn. Nhà nước phong kiến muốn kén chọn nhân tài, nhưng lại loại mất những người có tài. Người có tương lai và thông minh như Vân Hạc có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống các bạn của anh, nhưng rồi “công danh ai dứt lối nào cho qua” anh cũng vẫn lều chõng đi thi. Còn người con gái lấy chồng thì không phải vi tình yêu, mà vì muốn được làm bà nghè, bà thám. Lều chõng đã miêu tả một bi kịch của lớp người trí thức và phụ nữ thời phong kiến, do sự vỡ mộng về “công không thành danh chẳng toại”, anh đồ vẫn hoàn toàn là anh đồ và chị đồ vẫn hoàn toàn là chị đồ. Qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã giáng những đòn rất mạnh vào chế độ phong kiến hủ bại và những kẻ muốn lấy đạo Nho làm nền tảng “ tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tác phẩm mang giá trị tư liệu lịch sử sâu sắc về chế độ khoa cử và giáo dục ở triều Nguyễn khi xưa

“Lều chõng” cho ta thấy Hà Nội hiện lên với nhiều nét đẹp, người Hà Nội từ những cô hàng bán giấy bút, cho đến ông chủ quán trọ cũng đều hết sức tài hoa, lịch thiệp. Ngô Tất Tố đã ghi nhận một phần những ảnh hưởng mà Hà Nội để lại trong cuộc đời những kẻ sĩ tương tự như ông. Bấy giờ mức độ xâm nhập của văn minh Tây Âu vào xã hội Việt Nam còn là hạn chế. Qua tác phẩm “Lều chõng” hiện lên chân dung tinh thần Ngô Tất Tố như một nhà nho, để rồi từ đó ta phải hình dung ra thêm Ngô Tất Tố… nhà văn, nhà báo. Tuy nhiên, đối với quá trình tư tưởng của ông trong cả hai chặng đường này, Hà Nội vẫn có một vai trò không gì thay thế được.