Trả lời Bài tham khảo Mẫu 1 Viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Ê – đê – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Các sáng tác sử thi giúp chúng ta biết thêm về nguồn gốc sử thi biết trân trọng những giá trị văn hoá dân tộc và góp phần vào sự phong phú các thể loại dân tộc. Đặc biệt là hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người ê đê mang những nét độc đáo, riêng biệt.
Sử thi là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó. Văn học sử thi hướng tới cái chung, cái cao cả của toàn nhân dân, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó thường phản ánh những sự kiện có tính lịch sử và tính toàn dân. Là nơi thể hiện tiếng nói chung của cộng đồng, của dân tộc trước những thử thách. Nhân vật trong các câu truyện sử thi thường là nhân vật trung tâm đại diện cho con người, đại diện cho dân tộc hay một thời đại.
Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. Theo như tôi nghiên cứu hiện nay ước tính có khoảng hơn 331.000 người đang cư trú tập trung ở cấp tỉnh Đắk Lắk và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Theo nhiều nguồn nghiên cứu cho thấy rằng: người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển.
Sử thi vốn là hình thức để nói đến cái ta chung của cộng đồng, ca ngợi những nét đẹp của các đấng anh hùng. Chính vì thế sử thi có ảnh hưởng to lớn với dân tộc Ê đê. Sức ảnh hưởng đó thể hiện qua hình thức sinh hoạt, góp phần quan trọng vào trong lối suy nghĩ hàng ngày của người dân Ê đê. Người Ê đê tạo ra cho dân tộc mình những bộ trang phục độc đáo khác biệt, nó mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quần váy còn nam giới sẽ đóng khố. Ngoài ra điểm nổi bật trên trang phục của họ là các đồ trang sức bằng bạc, đồng,… Người Ê đê là một trong những dân tộc của Việt Nam mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo niềm tự hào lớn của dân tộc.
Nhà dài là biểu tượng cho giá trị văn hóa và tinh thần của người Ê đê. Đây là công trình độc đáo nhằm thích ứng với thiên nhiên tránh thiên tai đồng thời cũng là nơi để họ sinh hoạt giao lưu văn hóa. Nhà dài có hình con thuyền được làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sà, độ dài của ngôi nhà thường 15 đến 100m tùy theo từng số lượng thành viên của gia đình. Đây chính là lối kiến trúc riêng biệt của đồng bào Ê đê.Người Ê đê nổi tiếng với nét văn hóa cồng chiêng, mang sức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của biết bao thế hệ. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng là một sức mạnh về cả vật chất và tinh thần, nó thể hiện cho sự giàu có của buôn làng. Từ lâu đời cồng chiêng vốn là tài sản vô cùng quý giá của ông bà ta để lại, được lưu truyền từ đời này sang đời khác thể hiện đời sống tâm linh cao quý của dân tộc Ê đê. Mỗi hồi chiêng vang lên giúp con người có thể liên kết với các đấng thần linh, là cầu nối giữa cộng đồng và thế giới tâm linh.
Hình thức biểu diễn sử thi của người dân Ê đê thường là hình thức hát, hát kể,…. Hát kể sử thi là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời của cộng đồng Ê đê, nó được tồn tại và phát triển từ đời này qua đời khác. Nội dung của hát kể sử thi chủ yếu giúp người dân ca ngợi các anh hùng, tôn vinh những người đã sáng lập và lưu truyền buôn làng, những người có công giúp đồng bào thoát khỏi sự áp bức. Ngoài ra đó còn là nơi để mọi người phản kháng lại những điều trái đạo lý, ca ngợi những điều chính nghĩa, sức mạnh của tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình cùng những nét đẹp và cuộc sống hằng ngày của buôn làng. Ngôn ngữ hát kể sử thi là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc. Các câu chữ được gắn kết hòa quyện với nhau tạo lê tạo nên sức hút lôi cuốn người nghe.
Sử thi Ê đê chính là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống của dân tộc, người dân Ê đê sử dụng lối hát kể như một cách để bảo tồn và giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời. Qua đó tuyên truyền những nét đẹp này đến với nhiều đồng bào khác, giữ gìn giá trị tốt đẹp của bao đời mà cha ông để lại.