Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Kết nối tri thức Bài siêu ngắn Mẫu 2 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu...

Bài siêu ngắn Mẫu 2 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Lịch sử – văn hóa – xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam Văn mẫu 10: Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam

Hướng dẫn giải Bài siêu ngắn Mẫu 2 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Lịch sử – văn hóa – xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam – Văn mẫu 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam. Người Chăm là một trong những cư dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Về nguồn gốc tộc người, các nhà khoa học xếp người Chăm vào tiểu chủng Mongoloid phương Nam, nhóm loại hình Nam. Về ngôn ngữ, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Austronesian (Nam Đảo), đại chi Malayo – Polynesian (Mã lai – Đa đảo: M – P), chi Western Malayo – Polynesian, tiểu chi Sundic, nhóm Malayic, nhóm Achinese – Chamic, tiểu nhóm Chamic. Cùng chung tiểu nhóm này, ở Việt Nam còn có các dân tộc Êđê, Giarai, Churu, Raglai,… Có thuyết cho rằng các tộc người này là con cháu của cư dân đến từ Thế giới đảo. Cũng có ý kiến khác cho đó là cư dân ở phía Nam Trung Quốc di chuyển vào. Những phát hiện về khảo cổ học gần đây đã gợi lên một giả thiết rằng, chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm và các dân tộc M – P khác ở Việt Nam ngày nay. Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm ngày nay được phân thành ba nhóm cộng đồng: Chăm Hroi, Chăm Panduranga và Chăm Nam Bộ.

Người Chăm trong quá trình phát triển đã hình thành bản sắc văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về diện mạo. Quá trình giao lưu, tiếp xúc với những yếu tố văn hóa bên ngoài tại mỗi vùng của đồng bào Chăm đã hình thành những sắc thái văn hóa đặc thù mang tính bản địa. Nền nông nghiệp Chăm xưa có dấu vết gắn với nền văn hóa Sa Huỳnh. “Lúa chiêm” xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ xưa được học giả Lê Quý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” là do người Việt xưa mang về từ Chiêm Thành (Champa xưa). Vùng ruộng lúa cùng với các loại nông cụ ngày càng được nông dân Chăm cải tiến, nhiều hệ thống kênh mương xưa được phát huy giá trị, các hoạt động tinh thần như hệ thống lễ nghi nông nghiệp vẫn được người Chăm tuân thủ chặt chẽ cùng với các lễ hội truyền thống như Kate, Cambun, Rija,… Tất cả các lễ tiết đó đều nhằm cầu nguyện thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt… và đều là các yếu tố hợp thành nền văn hóa nông nghiệp của người Chăm.