Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Chân trời sáng tạo Mẫu 3 Phân tích hình tượng vua Quang Trung Văn mẫu 10

Mẫu 3 Phân tích hình tượng vua Quang Trung Văn mẫu 10

Hướng dẫn giải Mẫu 3 Phân tích hình tượng vua Quang Trung – Văn mẫu 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Lời giải:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

Nói đến vua Quang Trung, trước hết nói đến một anh hùng với tính cách mạnh mẽ quyết đoán mỗi lần ông hành động. Nghe tin giặc đã kéo đến tận Thăng Long ông đã rất tức giận, đã họp các tướng sĩ, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “Tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “đốc suất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Là con người hành động liên tục, không ngừng làm việc, có tính cách xông xáo, mọi quyết định đều nhanh gọn và rất dứt khoát, xứng đáng là vị chủ tướng trên vạn quân.

Vua Quang Trung còn nổi tiếng là con người có trí tuệ sáng suốt, rất nhạy bén trong mọi trường hợp. Ông có một tầm nhìn xa trông rộng, mưu cao trí lược, hơn nữa cái nhìn khái quát ấy còn giúp ông định hình về tình thế và về thời cuộc ông lên ngôi với mục đích có thể ” để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”. Vì vậy, ông đưa ra mọi quyết định đều cân nhắc trước hết, làm thế nào để yên bề tình hình, giúp cho mục đích cuối cùng. Ông phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Ông đưa vào trong bài hịch những tội ác của giặc, chúng đã gây nên tội ác với nhân dân ta, phá huỷ nhiều nếp nhà, khiến cho quân sĩ được khích lệ tinh thần, đồng thời ông cũng nhắc đến nhiều tên tuổi anh hùng bảo vệ dân tộc như: Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng…Ông dùng những lời lẽ mềm mỏng để thuyết phục những kẻ “mềm lòng” dễ thay lòng đổi dạ, lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn không mất cái uy. Quang Trung hiểu rõ sở trường và sở đoản các tướng lĩnh dưới trướng mình bởi vậy ông vẫn trách mắng để họ nhận ra khuyết điểm đồng thời tha cho họ. Việc làm của ông là hành động sáng suốt, giúp thu phục nhân tâm, ai nấy đều phải tâm phục, khẩu phục.

Với Quang Trung, tư tưởng quyết chiến, quyết thắng, tầm nhìn xa, trông rộng rất quan trọng. Ông đã kiên quyết khẳng định chỉ trong vòng mười ngày có thể lấy lại kinh thành Thăng Long, nói được làm được, đây chính là một trong những trận chiến anh hùng nhất trong suốt những năm tháng chống quân xâm lăng của dân tộc ta. Ông đã mềm mỏng dùng ngoại giao để giữ hoà bình và cuộc sống cho nhân dân. Trên chiến trường, ông tổ chức trận đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, với nhiều kế binh hiểm hóc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều cánh quân, cách đánh luôn giữ thế chủ động, lúc cần thì phòng thủ, luôn lợi dụng được điểm yếu của quân địch khiến kẻ địch không kịp trở tay. Tài dùng trận thì khỏi bàn cãi: trận Hà Hồi, trống rong cờ mở bắc loa đàn áp tinh thần quân giặc, trận Ngọc Hồi bện rơm tránh lửa, dùng kế gậy ông đập lưng ông, đồng thời đánh chặn chốt giặc khiến chúng hồn xiêu phách lạc.

Xây dựng hình tượng vua Quang Trung với vẻ đẹp dũng mãnh, tài trí, có tài có đức, đại diện cho hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất.