Giải chi tiết Mẫu 2 Phân tích Bảo kính cảnh giới – Văn mẫu 10 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi/Đề bài:
Lời giải:
Nguyễn Trãi không chỉ biết đến với tác phẩm nổi tiếng, một áng thiên cổ hùng văn bình ngô đại cáo mà còn được biết đến vơi những bài thơ thiên nhiên và con người như Côn Sơn Ca, Cây Chuối… một trong những tác phẩm thiên nhiên và con người ấy còn phải kể đến bài thơ bảo kính cảnh giới 43 của ông. Đó là bài thơ cảnh ngày hè với những thiên nhiên con người và tâm trạng của Nguyễn Trãi.
Trong những bài thơ về tình yêu thiên nhiên CÔn Sơn chính là nơi dừng chân của Nguyễn Trãi trong những ngày tháng buồn bã mệt mỏi nơi quan trường.
Sự ung dung nhàn hạ ấy được thể hiện trong câu thơ đầu tiên:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ như mở ra những ngày tháng thảnh thơi, hóng mát những ngày dài, những hình ảnh dài của những ngày tháng ấy dần được mở ra ở những câu sau. Những ngày tháng ấy là những ngày tháng an nhàn khi gác lại chuyện chính sự sang một bên, khiến cho không chỉ tâm hồn mà thể xác cũng rất nhàn hạ. cuộc sống với ông chỉ cần thế mùa hè đến ông không cảm nhận thấy cái nóng của đát trời mà ông chỉ cảm nhận được gió mát. Thiên nhiên nơi chốn quê hương chính là nguồn cảm hứng vô tân cho tác giả. àm cho ông cảm thây vui vẻ phần nào trong cuộc sống ở quê.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Đây là những câu thơ đặc tả những cảnh đẹp mùa hè nơi chốn quê hương ông, là hương sắc mùa hè rất sinh động và hấp dẫn. hình ảnh của mùa hè hiển ra với những gam màu nóng:màu đỏ của hoa hòe, màu lựu đỏ, màu hồng của cánh sen và chúng được kết hợp với những động từ mạnh như “ đùn đùn”, “ phun”, “ tiễn” cho thấy một bức tranh quê hương với màu sắc và hương vị đặc trưng và sự sinh sôi nảy nở manh mẽ trong mùa hè.
Bức họa đồn quê hiện ra với biết bao nhiêu màu sắc bao nhiêu thay đổi đẹp đẽ, và đó còn là sự sinh trưởng mạnh mẽ của hoa cỏ cây cối. nó mang tới cho chúng ta những cảm giác thật yên bình, không những thế ta còn cảm nhận được cái hương vị của mùa hè qua động từ “tiễn”.
Không những thế mùa hè còn mang đến cho tác giả những những phiên chợ những làng ngư phủ. Cuộc sống thôn dã hiện ra với vẻ tấp nập hiếm có của con người nơi đây. Chính chợ phản ánh cuộc sống của con người có no đủ, giàu có hay không
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Cuộc sống thật sự náo nhiệt, những phiên chợ của những ngư dân vùng biển, hình ảnh ảnh những con người lao động hiện lên thật đẹp với phiên chợ vui vẻ của những lưới cá bội thu.
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Cất lên một khúc đàn của cây đàn vua Ngu Thuấn mang lại cho nhân dân cuộc sống âm no hạnh phúc. MƯợn được hình ảnh vua Ngu Thuấn cây cầm ấy để làm cho nhân dân ta giàu mạnh khắp phương. Dù đã trở về với cuộc sống nơi thôn dã nhưng ông luôn luô giữ tình yêu thương và lòng mong mỏi một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân trăm họ.
Bài thơ là những dòng chảy cảm xúc về thiên nhiên cũng như nối khát khao mong mỏi và tấm lòng yêu nước nồng nhiệt của Nguyễn Trãi. Bìa thơ tuy ngắn nhưng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng mạnh. Kết thúc bài thơ là tinh thần nhân nghĩa cao cả và tình yêu nhân dân vô bờ bến của ông.