Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Văn mẫu 10 - Cánh diều Mẫu 3 Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu Văn...

Mẫu 3 Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu Văn mẫu 10

Giải chi tiết Mẫu 3 Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu – Văn mẫu 10 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Lời giải:

Tác giả Nguyễn Khuyến là tác giả nổi bật trong thi ca Việt Nam bởi sở hữu cho mình chùm ba bài thơ thu, trong số chùm ba bài thơ thu đó có tác phẩm “Câu cá mùa thu”, có thể nhận định rằng, đây là một tác phẩm đại diện cho các bài thơ nói về mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Thông qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, đồng thời cũng cảm nhận được một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là một bức tranh mùa thu đầy sự sống động và chân thực, không kém những nét bình dị đơn sơ mà thân thuộc, bởi nó được thể hiện qua sự cảm nhận và gợi tả rất tinh tế của tác giả về cảnh sắc mùa thu làng quê đồng bằng Bắc bộ. Trong sự cảm nhận rất tinh tế đó, ta nhận ra được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, cũng như tâm trạng đối với thời thế của Nguyễn Khuyến.

Trước hết, nói về tình yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, để bộc lộ rõ điều này nhà thơ Nguyễn Khuyến đã không ngại dùng nhiều giác quan của mình để cảm nhận mùa thu, vừa dùng thị giác, thính giác, lại cả xúc giác và hòa trộn những cảm giác đó với nhau, ví dụ như các câu thơ: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình, bài thơ phản ánh tình yêu của ông đối với thiên nhiên của chính quê hương mình. Và chắc hẳn Nguyễn Khuyến đã rất gắn bó, tha thiết và có tình cảm sâu nặng đối với quê hương của mình mới cảm nhận một cách chận thật nhất những cảnh sắc quê hương và lột tả vẻ đẹp ấy bằng sự chân thật và tinh tế. Bài thơ ấy mang trong mình vẻ đẹp của hồn dân tộc bởi chính có tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả trong đó.

Trong bài thơ, ta cũng có thể nhận ra tâm trạng thời thế của tác giả hay chính là một tâm hồn thanh cao. Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nỗi u hoài ấy của nhà thơ từ trong tâm trạng lan tỏa và bao trùm ra ngoài mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật tuy đẹp nhưng vẫn có nét hiu quạnh, thanh sơ.

Tư thế xuất hiện của người câu cá cùng với cảnh vật đều mang một nỗi man mác buồn, người câu cá không ngồi ở tư thế bình thường mà lại gò bó tựa gối, vốn đi đâu cá để tạo ra cảm giác thoải mái nhưng chính ông lại không được thoải mái, hình ảnh cúi người mặt tựa lên đầu gối chắc hẳn là đang có suy nghĩ một điều gì đó. Chính không gian tĩnh lặng ấy đã giúp cho người đọc phần nào cảm nhận được nỗi cô quạnh trong tâm hồn tác giả, khi tác giả là một vị Tam nguyên Yên Đồ lại trở về sống cảnh làng quê, sống trong cảnh thôn dã là vậy nhưng lòng vẫn nặng trĩu những vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về tình hình đất nước và luôn đau đáu một nỗi “thẹn” vì sự bất lực của mình.

Sự chờ đợi của người câu cá cũng toát lên những tâm trạng sâu thẳm trong lòng tác giả, đó là một sự chờ đợi mòn mỏi trong vắng lặng, chỉ lẻ loi có một tiếng động của cá dưới chân bèo, mọi thứ trở nên trống không, im ắng lạ thường, nó góp phần làm tăng thêm sự tĩnh lặng và vắng vẻ của không gian mùa thu. Có thể thấy cảnh câu cá mùa thu là một cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn, mọi cảnh vật, chuyển động đều rất khẽ, cái tĩnh lặng đã bao trùm mọi cảnh vật những lại được gợi lên bằng chính những cái động rất khẽ. Đây là một thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc, lấy động tả tĩnh, bên cạnh đó việc sử dụng những từ “eo” trong bài thơ lại càng tạo nên sự vắng lặng, im lìm trong khung cảnh mùa thu, càng thu nhỏ không gian hẹp lại.

Qua bài thơ “Câu cá mùa thu” chúng ta cảm nhận được trong tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự gắn bó tha thiết với thiên nhiên, bộc lộ tấm lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín. Khung cảnh mùa thu được vẽ ra rất giản dị và yên bình, đơn sơ, mang nét đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.