Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - siêu ngắn Sau khi đọc Câu 4 Thu hứng Soạn văn 10 – siêu...

Sau khi đọc Câu 4 Thu hứng Soạn văn 10 – siêu ngắn: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5-6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình

Giải Sau khi đọc Câu 4 Thu hứng – Soạn văn 10 Kết nối tri thức siêu ngắn. Tham khảo: Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

Câu hỏi/Đề bài:

Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5-6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

– Chú ý hai câu thơ 5-6 và chỉ ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ.

Lời giải:

Nhân vật trữ tình được thể hiện qua:

+ Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:

– Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.

– Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

– “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

+ Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:

– “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

– “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

– “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.