Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Văn bản Tính cách của cây: Tính cách của cây (trích Đời...

Văn bản Tính cách của cây: Tính cách của cây (trích Đời sống bí ẩn của cây) Pê- tơ Vô- lơ- lê – ben (Peter Wohlleben) Trên con đường thôn đã nằm giữa làng Hum-men (Hummel)

Giải Văn bản Tính cách của cây – – Soạn văn 10 Kết nối tri thức chi tiết. Trên con đường thôn đã nằm giữa làng Hum-men (Hummel) quê tôi và thị trấn nhỏ kế bên trong thung…

Tính cách của cây

(trích Đời sống bí ẩn của cây)

Pê- tơ Vô- lơ- lê – ben (Peter Wohlleben)

Trên con đường thôn đã nằm giữa làng Hum-men (Hummel) quê tôi và thị trấn nhỏ kế bên trong thung lũng A-hơ (Ahr) có ba cây sồi. Dáng chúng uy nghi nổi bật giữa đồng không mông quạnh, và tên khu vực đó được đặt theo chúng. Chúng mọc gần nhau đến bất thường những thân cây đã một trăm năm tuổi này cách nhau chỉ vài inch. Điều đó khiến chúng trở thành vật nghiên cứu lí tưởng của tôi, vì điều kiện môi trường của cả ba cây đều giống hệt nhau. Đất, nước, vi khí hậu địa phương – trong khu vực chỉ vài yard”, bộ ba yếu tố này ở mỗi cây sẽ không thể khác nhau được. Điều này có nghĩa là nếu những cây sồi ấy có hành vi khác nhau, thì chắc chắn là do chúng có tính cách bẩm sinh riêng của mình. Và thục sự, chúng có hành vi khác nhau!

Vào mùa đông, khi cây trụi lá, hoặc vào mùa hè, khi chúng đầy lá xanh, một người tài xế lái xe vụt qua nơi đó thường thậm chí không nhận ra đó là ba cây riêng biệt. Tán cây của chúng liên kết lại, hình thành nên một vòm lá to lớn. Những thân cây có khoảng cách gần nhau này có thể mọc lên từ cùng một bộ rễ, chuyện này vẫn thỉnh thoảng xảy ra khi những cây gãy đổ bắt đầu mọc trở lại. Tuy nhiên, màu sắc mùa thu của bộ ba này cho thấy một câu chuyện rất khác. Trong khi cây sồi nằm bên phải đã sẵn sàng chuyển màu, thì cây nằm ở giữa và cây nằm bên trái vẫn hoàn toàn xanh mướt.

Mất vài tuần thì hai kẻ chậm chạp này mới theo bước người hàng xóm của mình đi ngủ đông. Nhưng nếu điều kiện sinh trưởng của chúng là giống hệt nhau, thì điều gì đã dẫn đến sự khác biệt trong hành vi của chúng? Có vẻ như thời điểm rụng lá thục ra phụ thuộc vào vấn đề tính cách của cây.

Như chúng ta đã biết trong những chương trước, một cây rụng lá phải rơi đi những chiếc lá của mình. Nhưng khi nào là thời khắc tốt nhất? Cây không thể hình dung trước được mùa đông sắp đến sẽ như thế nào. Chúng không biết được lúc ấy thời tiết sẽ khắc nghiệt hay ôn hoà. Tất cả những gì cây nhận biết được là ngày đang ngắn dẫn và nhiệt độ đang thấp xuống. Nếu nhiệt độ đang hạ thấp, vậy đúng là mùa đông rồi. Trong mùa thu, thường có những ngày ấm lên trái tiết và lập tức ba cây sồi rớt vào thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng có nên tận dụng những ngày ôn hoà ấy để quang hợp lâu hơn một chút và nhanh chóng cất trữ đi ít calo từ đường kiếm thêm được này không? Hay chúng nên thận trọng và rụng lá đi để phòng khi đông giá bất chợt ập đến buộc chúng phải ngủ đông? Rõ ràng là mỗi cây trong ba cây ấy quyết định mỗi khác.

Cây nằm bên phải căng thẳng hơn hai cây kia một chút, hoặc nói một cách tích cục hơn, nó khôn ngoan hơn hai cây kia. Lương thực dự trữ thêm thì có ích lợi gì nếu bạn không kịp rụng lá và phải trải qua đông với hiểm hoạ chết chóc chứ? Vì thế, tống khứ mở lá đúng lúc và tiếp tục tiến vào cõi mộng đi! Hai cây sồi còn lại thì có phần bạo gan hơn. Ai biết được mùa xuân kế tiếp sẽ mang đến những gì chứ, hoặc đợt tấn công bất thình lình của lũ côn trùng sẽ lấy đi bao nhiêu năng lượng và lượng dự trữ sẽ còn thừa được bao nhiêu sau đấy chứ? Do đó, chúng đơn giản giữ màu xanh của mình lâu hơn và đổ đầy ắp những thùng chúa nằm dưới vỏ và rễ của chúng. Cho đến bây giờ, hành vi này vẫn luôn đem đến phần thưởng tốt đẹp cho chúng, nhưng ai biết được sẽ còn ổn thoả trong bao lâu? Do thay đổi khí hậu, khí hậu mùa thu sẽ giữ ở mức cao trong thời gian lâu hơn, và lâu hơn nữa, và canh bạc giữ lại lá sẽ kéo dài đến tháng Mười Một.

Suốt thời gian đó, những cơn bão mùa thu sẽ bắt đầu đúng giờ vào tháng Mười như trước đây, vì vậy nguy cơ bị thổi ngã trong khi vẫn còn nguyên lá trên cây sẽ xuất hiện. Theo ước tính của tôi, những cây thận trọng hơn sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn trong tương lai.

Bạn có thể thấy điều tương tự ở thân của những cây rụng lá và những cây lãnh sam bạc. Theo sổ tay quy ước mặc nhận của cây cối, thân cây nên cao và nhẵn nhụi, tức là không có cành mọc ra ở nửa thân dưới của cây. Điều đó hợp lí vì không có nhiều ánh sáng chiếu đến phần dưới. Vì không cần xử lí ánh sáng mặt trời, nên những phần cơ thể không cần thiết – những phần chỉ biết dùng sạch thúc ăn, đơn giản sẽ bị ngừng hoạt động. Điều này khá giống với cơ bắp của chúng ta – thứ sẽ bị cơ thể chúng ta giảm kích thước khi không được sử dụng đến nhằm tiết kiệm calo. Nhưng cây không thể tự tháo cành của mình ra; chúng chỉ cần để cành chết đi là được. Phần còn lại sẽ được nấm lo tất – nấm sẽ tấn công gỗngay khi gỗ chết đi. Đến thời điểm nào đó, cành sẽ mục nát, gãy rời và cuối cùng được tái chế thành đất mùn.

Lúc này thì cây gặp rắc rối ngay chỗ cành cây gãy xuống. Nấm có thể dễ dàng phát triển sâu hơn vào trong thân vì chỗ ấy không có lớp vỏ cây bảo vệ – ít nhất là giờ thì chưa kịp cỏ. Nhưng cây có thể thay đổi điều này. Nếu cành không quá to (bề ngang tối đa một inch), thì cây chỉ cần vài năm để khép chỗ hở ấy lại. Sau đó, cây có thể làm khu vực đó đẫm nước từ bên trong, nhờ đấy giết chết nấm. Nhưng nếu cành cây quá to, thì quy trình này sẽ diễn ra rất lâu. Vết thương hở miệng trong hàng thập kỉ, mở ra cánh cổng để bọn nấm tiến đến và xâm nhập sâu vào trong gỗ. Thân cây sẽ mục dần và trong tình huống xấu nhất, sẽ trở nên ít vững chắc hơn. Và đó chính là lí do sổ tay quy ước mặc nhận yêu cầu phần thân thấp bên dưới chỉ được mọc những cành mảnh khảnh.

Khi một hàng xóm lân cận chết đi, một số cây sử dụng ánh sáng lọt xuống để mọc ra những chồi non phía dưới. Chúng mọc ra những cành to – thứ ban đầu sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Những cây này giờ có thể tận dụng cơ hội quang hợp ở hai nơi cùng một lúc: trên tán và phần thân bên dưới. Nhưng một ngày nào đó, có lẽ là hai mươi năm sau, những cây khác mọc xung quanh đó sẽ tăng kích thước tán lá nhiều đến nỗi khép kín cành cây to đấy sẽ chết. Lúc ấy, những cây này sẽ trả giá đắt cho thói thèm khát ánh mặt trời. Như tôi vừa mô tả, nấm khi đó sẽ “hành quân” sâu vào trong thân của những cây ngu ngốc này và khiến chúng gặp nguy hiểm. Vào lần kế tiếp bạn đạo bước trong rùng, bạn có thể tự mình kiểm tra để thấy rằng hành vi này thật ra là lựa chọn cá nhân, do đó, thật ra cũng là vấn đề tính cách ở mỗi cây. Hãy nhìn những cây mọc xung quanh một khoảng rừng trống nhỏ. Tất cả đều bị dụ dỗ làm điều ngu ngốc như mọc ra những cành mới trên thân, nhưng chỉ một vài cây đầu hàng trước sự mê hoặc này. Những cây còn lại vẫn giữ thân của chúng thật nhẵn nhụi và tránh xa mối nguy có thể đoán trước.

(Pê-tơ Vô-lo-lê-ben, Thanh Vy dịch, Đời sống bí ẩn của cây, NXB Thế giới – Công ti TNHH MTV Sách Phương Nam, Hà Nội, 2019, tr. 149 – 152)