Soạn Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt – – Soạn văn 10 Kết nối tri thức chi tiết. Ở Việt Nam, nghệ thuật, hơn những lĩnh vực khác,…
Nghệ thuật truyền thống của người Việt
(trích Văn minh Việt Nam)
Nguyễn Văn Huyên
Ở Việt Nam, nghệ thuật, hơn những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân. Như ta đã thấy ở sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ một thị hiếu vững vàng và không phải là không sâu sắc về phương diện nghệ thuật. Linh mục Ca-di-e-rơ (Cadiere) viết rằng: các ngôi chùa nhỏ bé của họ, những căn nhà thấp và tối của họ đều được trang trí cẩn thận. Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những màu sắc tuơi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà với các màu sắc của phong cảnh, với sự rực rỡ của ánh sáng. Trong nhà, các cây cột được kiên bóng lóng lánh trong màu sắc tự nhiên của nó, hay rực sáng bởi sơn mài và vàng; vách, của, dầm nhà, đồ gỗ được chạm những đường lượn tinh vi, những cành lá nhẹ nhàng, hay được xoi lộng cẩn thận; những món đồ mĩ nghệ nhỏ tinh tế và quý giá, biết tạo một dáng vẻ thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thú trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một đồ dùng. Đặc biệt đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song.
Nghệ thuật Việt trước hết mang tính chất tôn giáo. Nó phản ánh rõ nét những tín ngưỡng đa dạng của dân tộc. Đạo Phật, đạo Lão, với đám rước vô tận những thần thánh và ma quỷ đủ loại, là những yếu tố lớn thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật phong phú của người Việt Nam. Trong nhiều thế kỉ, từ thế kỉ VII đến XIV, Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo Phật đương lúc thắng thế, như ta thấy, đã vừa tạo ra nhiều tông phải cùng những tác phẩm văn học vô giá, vừa làm nảy ra từ lòng đất nước này vô số công trình kiến trúc. Sự pha trộn của ba học thuyết tôn giáo, gọi là tam giáo, được kiểm soát bởi các khoa thi do nhà nước tổ chức, đã là ngọn nguồn của hầu hết các mô típ trang trí.
Mặt khác, sự thống nhất văn hoá, do sự giảng dạy áp đặt lâu dài những kinh sách Nho giáo, đã tạo nên ở một mặt nào đó của nghệ thuật Việt, bên cạnh tính vĩnh cửu của hình thức và đề tài, là một vẻ uy nghi xứng đáng với địa vị đứng đầu của đấng thiên tử và của các bậc đại hiền túc nho, nguyên là những người đề xướng mọi quy tắc chính trị.
Để thoả mãn sự kiêu hãnh của các vua chúa cùng những đại thần xuất thân từ hàng Nho sĩ, để làm cho tên tuổi họ thành bất tử, những cung điện đẹp đẽ, những lăng mộ xinh xắn, những vườn hoa phong phú cùng những tấm bia tinh tế đã được xây dựng. Vì nhu cầu dụng với một thị hiếu tinh vi.
Duy có một điều là các vật liệu sử dụng gỗ, tre, đất nung, đều không bền do khí hậu nhiệt đới tàn hại và do mối mọt. Các thứ kim loại, sắt, đồng kẽm, vàng, bạc, cũng không sống sót nổi sau các cơn hoả hoạn, bất ổn chính trị và chiến tranh.
Chẳng còn lại gì cho chúng ta từ các cung điện nổi tiếng Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long Tây Đô, nếu không phải là những địa điểm mà trên đó những công trình khác đã được xây dựng bởi những bàn tay thành kính của nhân dân mà bấy
nhiều cuộc biển dâu đã làm cho điều đúng.
Tuy nhiên, các cung điện lộng lẫy ở Huế, các đền thờ Khổng Tử uy nghi tại Hà Nội, đền thờ các vua Lý ở Đình Bảng” với nhiều đồ vật tại đấy, các tấm bia Lam Sơn, các lăng tẩm ở Huế, pho tượng Trấn Vũ lớn bằng đồng ở Hà Nội, các ngôi chùa Phật Tích, Bút Tháp thanh tao,… là những chứng cứ đáng tin cậy về đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến.
Người nghệ sĩ không có xu hướng tái hiện chính xác và đầy đủ hiện thực. Họ loại bỏ tính chất nhục dục khỏi các tác phẩm của mình. Họ chẳng nhằm ca ngợi vẻ đẹp mong manh của những hình hài dễ bị hư nát. Đối với họ, người luôn luôn thực hiện công trình của mình trong một không khí siêu phàm, thì tinh thần là tất cả. Họ tìm cách làm toát ra và biểu hiện trong mọi tác phẩm cái tinh thần vô hình của mọi vật.
Một số cây cối và động vật có tính cách tượng trung: con hạc và con nai thể hiện tuổi thọ, cây tre là đạo đức, cây mận là sức mạnh tinh thần và thể chất, cây cúc thể hiện hạnh phúc, v.v.
Trong tranh dân gian, nghệ thuật được quan niệm là sự cổ vũ lao động, đạo hiếu, đức hạnh. Ở các chùa chiền, ta thấy tái hiện những cảnh tra tấn của âm phủ trong nhiều nhà, người ta treo tranh diễn tả cảnh sinh hoạt của học trò, nhà nông tiều phu và người đánh cá. Những gương con hiếu, tôi trung và bạn chung thuỷ được tái hiện dưới những hình thức cổ truyền.
Người Việt Nam không xử lí tất cả những mô típ này, như linh mục Ca-đi-e-rơ đã nói, với sự tự do của một nghệ sĩ đúng trước hiện thực, có thể nắm được hàng nghìn vẻ của sinh vật, và tận dụng được mọi lợi thế bất ngờ mà sự ngẫu nhiên hoặc việc chú trọng nghiên cứu mang lại cho họ. Tất cả những chủ đề mà họ làm nảy ra từ gỗ hay họ đổ khuôn đúc, đều được cách điệu hoá trong các tư thế, với những động tác ước lệ.
Nhưng những nghệ sĩ có tài đã biết cách, trong những giới hạn đó, tạo cho các mô típ cổ truyền một sức mạnh bên trong và một chiều sâu làm cho tác phẩm của họ trở thành độc đáo.
Có thể nói, nghệ thuật Việt Nam tiêu biểu nhất vẫn là kiến trúc. Hoạ sĩ và nhà điêu khắc chỉ là người phụ trợ của kiến trúc sư. Nền kiến trúc này chủ yếu có tính chất tôn giáo. được thể hiện cụ thể như thế nào?
Đặc trưng của nó là hình khối và thể nằm ngang. Nó có xu hướng thể hiện cái vĩ đại, sự bí ẩn và không tách rời với sở thích về tính đều đặn, đối xứng.
Sơ đồ các đền chùa được quyết định bởi nhu cầu xây dựng và thờ cúng. Người ta phải dành ở đó những không gian rộng lớn cho đám đông công chúng có thể triển khai, cho đám rước xếp hàng, và những bữa cỗ công cộng được bày trong các ngày Tết, lễ.
Sự nối tiếp nhau của các sân và cả toà nhà trước điện thờ thấp lè tè trong bóng râm, tạo ra cảm tưởng về con đường đưa tới nơi ở thiêng liêng của chư thần, hay con đường cứu nạn của chư Phật.
Ngoài ra, đền chùa được phủ bằng một sườn gỗ, có thể có kích thước lớn mà không sợ sụp đổ. Để chống đỡ nóc chính và để có chỗ rộng hơn, người ta thường dụng thêm các chái. Mặt khác, đề phòng những trận gió mạnh cũng như cơn mưa trút nước, người ta làm những mái hạ thấp lè tè thành một khối chắc khoẻ, đè nặng lên các cột. Vì thế, những cột này là phần được làm cẩn thận nhất của đền, chùa. Những mái đó chỉ được làm thanh nhẹ bớt ở các góc uốn cong, tạo ra cảm tưởng về sự vững chắc, khoẻ khoắn và thoải mái.
Bằng hệ thống vì kèo và thanh giằng người ta dễ tăng thêm các chỗ thờ các vị thần thứ cấp. Phải nói thêm rằng, để đáp ứng nhu cầu cần đặt cạnh nhau những tín ngưỡng khác nhau, người kiến trúc sư thường xây nhiều nhà song song.
Trong những đền, chùa này, gỗ và gạch tự phi vật chất hoá”. Tất cả đều được tinh thần hoá. Từ trong đó, những bàn tay nghệ sĩ đã làm nảy ra, trên các đầu cột và vì kèo cũng như xung quanh điện thờ, những mô típ nhiều vẻ của cây cối và động vật tượng trưng.
[…] Kiến trúc mồ mả được đặc biệt làm cẩn thận ở xứ sở mà việc thờ cúng người chết rất được coi trọng. Mồ mả các quan to và người đứng đầu gia tộc lớn là những toà đền đài thật sự Lăng mộ các vua bản triều, nối tiếp nhau trên hai bờ sông Hương, ở đông nam thành phố Huế, là những tổng thể xuất sắc các công trình xây dựng rải rác trong các vườn hoa được cách điệu hoá kiểu thẩm mĩ tuyệt vời.
Tất cả các nghệ thuật khác đều phụ thuộc vào kiến trúc. Môn nghệ thuật mà nhất là điêu khắc gỗ. Những người Việt Nam thành công cùng pho tượng rất đẹp có từ thời Lê, như các tượng nhà sư ở Pháp Vũ tại Hà Đông, ở chú ý? Thạch Lâm tại Thanh Hoá, được truyền lại đến chúng ta. Có những nghệ sĩ đã biết sáng tạo từ gỗ, ở chùa Tây Phương tại tỉnh Sơn Tây, ở chùa Keo tại Thái Bình, ở chùa Bút Tháp tại Bắc Ninh, ở chùa Côi tại Vĩnh Yên,… những kiệt tác với phong cách tạo nhã.
Đá, vì hiếm hoi ở Việt Nam, nên rất ít được người làm tượng sử dụng và thường chỉ giới hạn ở một vài hình ảnh thể hiện. Chẳng hạn như những tượng quan lại đúng làm hàng rào trước mộ các nhân vật lớn. Đá chủ yếu được dùng làm bia, bậc đi và tay vịn cầu thang ở các đền, chùa hay dinh thự lớn.
Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam, ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch. Bên cạnh các trống đồng tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Bắc Kì và bắc Trung Kì, chúng tỏ nền văn minh rất cổ, có từ thời nhà Hán, còn có vô số vật khác, trong đó một số là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế, tượng Trấn Vũ của đền Quán Thánh ở Hà Nội […]
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr. 303 – 307)