Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Nội dung 1 Luyện tập và vận dụng – Nói và nghe...

Nội dung 1 Luyện tập và vận dụng – Nói và nghe Soạn văn 10 – chi tiết: Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn

Gợi ý giải Nội dung 1 Luyện tập và vận dụng – Nói và nghe – Soạn văn 10 Kết nối tri thức chi tiết. Gợi ý: Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề đời sống hoặc văn học.

Câu hỏi/Đề bài:

Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ).

Hướng dẫn:

– Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề đời sống hoặc văn học.

– Phân tích cụ thể, rõ ràng về vấn đề đời sống hoặc văn học, đồng thời có những ngữ liệu cụ thể, sinh động.

– Đánh giá về vấn đề này.

Lời giải:

VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý bài làm

1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

– Thơ trước hết là cuộc đời:

+ Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống – giá trị nhân đạo.

+ Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.

+ Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến… phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.

+ Đánh giá lại giá trị của thơ.

– Thơ là nghệ thuật:

+ Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.

+ Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.

+ Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc

+ Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận…

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.