Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 15 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 15 Văn 10 Kết nối tri thức: Ý câu văn “Đem đại nghĩa . . . thay cường bạo” có mối quan hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt công tâm” và tư tưởng nhân

Trả lời Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 15 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Bình Ngô đại cáo. Tham khảo: Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

Câu hỏi/Đề bài:

Ý câu văn “Đem đại nghĩa … thay cường bạo” có mối quan hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt công tâm” và tư tưởng nhân nghĩa?

Hướng dẫn:

– Đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

– Đọc kĩ đoạn (4) của tác phẩm.

– Tập trung vào hai câu thơ đầu và sự lý giải về tư tưởng nhân nghĩa đã học ở văn bản 1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cách 1

– Câu thơ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” có mối liên hệ mật thiết với chủ trương “mưu phạt tâm công”, lấy lòng người để thắng sự tàn bạo.

– Câu thơ “Lấy chí nhân để thay cường bạo” có mối liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, nó là biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa.

– Ý nghĩa của hai câu thơ nói về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, dùng nghĩa của con người để đánh đuổi sự gian ác của quân thù

Cách 2:

– Đại nghĩa: đạo lý lớn, quang minh chính đại, đứng lên chống quân xâm lược vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Kẻ xâm phạm quyền ấy chính là kẻ phi nghĩa, bảo vệ quyền ấy là chính nghĩa. Mượn điều đó để đánh vào tinh thần của kẻ thù, khẳng định cuộc xâm lược của kẻ thù tất sẽ thất bại.

– Chí nhân: biết đánh vào tinh thần, đánh vào lòng người, chính là “mưu phạt tâm công” – khi kẻ thù đã chấp nhận thất bại thì sẵn sàng “mở đường hiếu sinh”.

– Chí nhân và đại nghĩa xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa – vì dân, lo cho dân, kết thúc cuộc chiến cũng là vì muốn nhân dân nghỉ sức.

Cách 3:

Ý câu văn “Đem đại nghĩa… thay cường bạo” có mối liên hệ mật thiết với chủ trương “mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa. Vì “mưu phạt tâm công” và “nhân nghĩa” không thể nào là sử dụng cái ác, mà ngược lại phải làm cái tốt, cái thiện để đánh vào lòng người (“tâm”).