Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 Văn 10 Kết nối tri thức: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 49 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Thu hứng. Gợi ý: Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

Câu hỏi/Đề bài:

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ bài thơ Thu hứng.

– Dựa vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cách 1

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Nhưng, bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc. Đỗ Phủ đã thay biết bao những con người, thốt lên nỗi lòng đau đó.

Cách 2:

Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng.

Cách 3:

Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Bài thơ được làm vào năm 766, khi ông đang đưa cả gia đình đi chạy loạn. Bài thơ thể hiện được hai yếu tố “cảm xúc” và “mùa thu “, vừa tả cảnh vừa chất chứa tâm trạng. Đó là một chiều thu cụ thể ở vùng đất Quý Châu trong giai đoạn suy vong của triều đình phong kiến đương thời. Chiến tranh xảy ra liên miên đã đầy Đỗ Phủ phiêu bạt về tận góc trời xa thẳm. Ngày đêm, ông chi còn ôm ấp một hi vọng mong manh là được trở về quê cũ. Đây không chỉ là ước mơ của Đỗ Phủ mà còn là ước mơ của bao người dân nghèo khổ lưu vong. Bởi vậy, bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.