Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 21 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 21 Văn 10 Kết nối tri thức: Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Soạn Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 21 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Bình Ngô đại cáo. Gợi ý: Chú ý những từ ngữ, câu văn có yếu tố biểu cảm trong bài thơ.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ văn bản Bình Ngô đại cáo.

– Chú ý những từ ngữ, câu văn có yếu tố biểu cảm trong bài thơ.

– Nêu hiệu quả của nó trong việc thuyết phục người đọc, người nghe.

Lời giải:

Cách 1

* Yếu tố biểu cảm: là những tâm trạng của tác giả được bộc lộ trong bài viết:

– Phẫn uất trước tội ác của kẻ thù;

– Xót thương, đau đớn khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng;

– Tự hào khi cùng quân đội Lam Sơn vượt qua những khó khăn thách thức;

– Hào hứng, hứng khởi khi quân và dân ta chiến thắng, bắt đầu một thời kì mới của đất nước.

* Hiệu quả của yếu tố biểu cảm: giúp văn bản thêm sinh động hơn, giúp mạch lập luận của văn bản thêm chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn, quan điểm của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng.

Cách 2:

– Yếu tố tự sự thể hiện qua việc tái hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhờ có những chi tiết tự sự này mà người đọc có thể hình dung cụ thể, rõ ràng những dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến lịch sử.

– Yếu tố biểu cảm thể hiện qua thái độ căm giận, phẫn uất của người viết trước tội ác của kẻ thù; niềm cảm thông trước nỗi thống khổ của nhân dân; niềm vui khi chiến thắng, niềm tự hào khi giành được độc lập. Nhờ có những yếu tố biểu cảm này mà bài cáo tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc.

Cách 3:

* Những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản:

– Kể lại tội trạng của giặc Minh và chiến thắng của quân Đại Việt.

– Biểu cảm: thể hiện thái độ căm phẫn trước tội ác của quân giặc; thể hiện nỗi đau với nhân dân

+Gọi quân Minh bằng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường: giặc, lũ, nhãi con,…

+Sử dụng các từ ngữ biểu cảm, động từ mạnh mang sức gợi cảm cao: độc ác thay, dơ bẩn thay, căm, thề, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai,…

* Những yếu tố này giúp cho văn bản có được đầy đủ chứng cứ về sự tàn ác của quân giặc, cũng như khơi gợi được tình cảm của người đọc, từ đó có sức thuyết phục tốt hơn.