Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 131 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 131 Văn 10 Kết nối tri thức: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)

Lời giải Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 131 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Xúy Vân giả dại. Hướng dẫn: Ôn lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ chèo và soi chiếu vào văn bản.

Câu hỏi/Đề bài:

Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ đoạn trích

– Ôn lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ chèo và soi chiếu vào văn bản

Lời giải:

Cách 1

– Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát: xuyên suốt đoạn trích, lời thoại của Xúy Vân được thể hiện qua nhiều điệu như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược.

– Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa: “Bông bông dắt, bông bông díu/ Xa xa lắc, xa xa líu”

– Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình: “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”, “chờ cho bông lúa chín vàng”, “con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào”,…

Cách 2:

– Do tính chất diễn xướng nên ngôn ngữ chèo sử dụng những thể thơ quen thuộc, dễ nhớ có vần điệu:

+ thể thơ tự do:

Đau thiết thiệt van

Than cùng bà Nguyệt

Đánh cho lê liệt

Chết mệt con đồng

+ thể thơ lục bát:

Gió trăng thì mặc gió trăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

– Sử dụng ca dao

Cách sông nên phải lụy đò

Tối trời nên phải lụy cô bán hàng