Giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 88 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. Gợi ý: Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.
– Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.
– Dựa vào nội dung và sự mạch lạc của các kí hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản để đánh giá tính hiệu quả của nó.
Lời giải:
Cách 1
– Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.
– Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.
Cách 2:
– Ngôn ngữ của văn bản ngắn gọn, sáng rõ, đơn nghĩa, dễ hiểu, nhưng vẫn có nhiều thuật ngữ khoa học để đám bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.
– Tôi đồng tình với việc sử dụng các cụm từ “thám tử”, “tuyến phòng thủ” để gọi nhà nghiên cứu khoa học và từ “cuộc chiến” để gọi “nỗ lực phục hồi tầng ozone”. Đây là cách nói ẩn dụ, gây ấn tượng mạnh với người đọc, gợi nhiều liên tưởng và giúp bài viết thêm sinh động.
Cách 3:
– Theo tôi, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin:
+Nội dung là sự kiện cập nhật, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người.
+Thông tin mang tính xác thực cao.
+Ngôn ngữ ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản.
+Hình thức một bài báo.
– Tôi hoàn toàn đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử’, “tuyến phòng thủ”. Vì bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm tòi và khám phá bản chất của các hiện tượng, sự việc trong thế giới, từ đó góp phần bảo vệ thế giới. Tính chất ấy cũng giống với “thám tử” và “tuyến phòng thủ”. Ở đây, tác giả đã sử dụng dấu ngoặc kép để chúng ta hiểu đó là một cách nói đặc biệt.
– Tôi cũng hoàn toàn đồng ý khi người đưa tin coi nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến” vì để có thể phục hồi tầng ozone, cần phải loại bỏ hết các chất CFC trong sản xuất, đời sống cũng như cần sự hỗ trợ, chung tay của toàn cầu. Việc loại bỏ CFC – một chất đã quen thuộc trong sản xuất cũng như kêu gọi toàn cầu chung sức là điều không hề dễ dàng.