Gợi ý giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Sự sống và cái chết. Gợi ý: Dựa vào những thông tin trong văn bản để chỉ ra mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn”.
Câu hỏi/Đề bài:
Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
– Dựa vào những thông tin trong văn bản để chỉ ra mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Lời giải:
Cách 1
– Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.
– Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.
→ Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.
Cách 2:
Sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất dựa vào nội dung văn bản:
Cách đây 3 tỉ năm: các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh => Cách đây 500 triệu năm: hai dạng vi khuẩn và một số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thùy, tôm, cua và động vật nhuyễn thể => Cách đây 140 triệu năm: bọ ba thùy không còn tồn tại; xuất hiện các loài bướm, ong, chim hót và cá ở trong biển cũng nhưng một số động vật có vú nhỏ nhoi trong rừng rậm; có sự hiện diện của khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử => Cách đây 65 triệu năm: khủng long tuyệt chủng, các loaif kahcs chiém giữ các ổ sinh thái.