Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 88 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. Gợi ý: Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.
Câu hỏi/Đề bài:
Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là “cuộc chiến”?
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.
– Đọc lại kiến thức về văn bản thông tin ở phần Tri thức ngữ văn.
– Chú ý cách sử dụng ngôn ngữ và chi tiết viết về các nhà nghiên cứu khoa học trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Cách 1
– Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.
– Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Việc phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài và có sự khó khăn, cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone.
Cách 2:
Cách đặt nhan đề phù hợp với cách triển khai nội dung của văn bản. Văn bản đi từ những hành động phục hồi tầng ozone (phát hiện, hành động) đến nhấn mạnh vai trò của nỗ lực toàn cầu trong việc phục hồi được lớp lá chắn này.
Cách 3:
– Nhan đề của văn bản đã nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản.
– Cách triển khai nội dung thể hiện được sự lô-gíc, có tính dẫn dắt: Đi theo mạch thời gian, nêu sự phát hiện tầng ozone đang bị bào mòn cho đến sự xác nhận về tầng ozone đang bị đe dọa; sau đó tác giả bài viết nêu sự vào cuộc của Liên hợp quốc và nỗ lực của toàn cầu; cuối cùng nêu kết quả của nỗ lực đó.