Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 111 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 111 Văn 10 Kết nối tri thức: Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật?

Soạn văn Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 111 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời. Gợi ý: Dựa vào đặc trưng của sử thi để chỉ ra tính đặc trưng của thể loại này trong đoạn.

Câu hỏi/Đề bài:

Lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật? Hãy làm rõ những đặc trưng của lời văn sử thi trong đoạn trích này.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ văn bản, chú ý lời của người dẫn chuyện, những đoạn miêu tả nhân vật và lời thoại của những nhân vật chính.

– Dựa vào đặc trưng của sử thi để chỉ ra tính đặc trưng của thể loại này trong đoạn trích

Lời giải:

Cách 1

Trong văn bản, các nhân vật chính thường đi kèm với các lời dẫn, lời miêu tả, lời thoại tiêu biểu như:

– Lời kể: “họ đi suốt tháng suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển”, “bọn đàn ông con trai trong làng chạy ra tận giếng làng để xem, còn bọn đàn bà con gái thì đứng nhìn từ các sàn sân”,…

– Lời miêu tả: “Đăm Săn… đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa… tiếng oang oang như sấm gầm sét dậy”, “người đi ra đi vào nhà trong nhà ngoài đưa mắt nhìn chàng, thấy chàng oai như một vị thần”,…

– Lời thoại:

+ “Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi. Gặp cọp, tôi sẽ giết cọp. Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác”

+ “… thử hỏi có ai dám chống lại Đăm Săn này…”

+ “… có lấy được nàng tôi mới về”

Những lời thoại, lời kể và miêu tả trên đã góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm của nhân vật một cách chi tiết và rõ nét hơn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Hình ảnh của Đăm Săn xuất hiện trong mắt dân làng cho thấy sự khác biệt và phi thường của chàng, những lời nói, hành động của Đăm Săn thể hiện sự kiên cường, dũng cảm và có khát vọng lớn lao của chàng.

Những đặc trưng của lời văn sử thi cũng được thể hiện rất rõ trong đoạn trích này như:

– Giọng kể văn xuôi xen lẫn văn vần: “Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh… là đẹp thật!”; “Đăm Săn xuống ngựa, tháo yên,… một ngôi nhà như vậy cả”

– Sử dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ

– Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

Cách 2:

– Lời kể, lời tả, lời đối thoại góp phần làm nổi bật lên ngoại hình, đặc điểm và phẩm chất của nhân vật

– Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, mỗi câu như có vần điệu nhịp nhàng

+ Họ đi suốt tháng, suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển

Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu:

+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây…như sấm gầm sét dậy.

+ Cột không đừng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya

– Thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp.

+ Nàng đi trông như diều bay ó liêng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng

+ thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công