Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Kết nối tri thức - chi tiết Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 107 Văn 10 Kết nối...

Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 107 Văn 10 Kết nối tri thức: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Soạn văn Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 107 SGK Văn 10 Kết nối tri thức – Con đường không chọn. Hướng dẫn: Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

Câu hỏi/Đề bài:

Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ bài thơ Con đường không chọn.

– Dựa vào nội dung bài thơ và ý nghĩa nhan đề để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Cách 1

Theo tôi, Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi là vì

– Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.

– Nếu đặt tên nhan đề là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi thì chưa thật sự truyền tải được hết thông điệp của bài thơ, cũng như chưa tạo được ấn tượng của độc giả với sự lựa chọn của nhân vật trữ tình.

Cách 2:

Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường không chọn” bởi đó là lối rẽ ông đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì không thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.

Cách 3:

Theo tôi, Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi vì:

– “Con đường” và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.

– Nếu đặt nhan đề là Con đường ít người đi thì nhan đề lại quá sáng rõ, không tạo được sức gợi, tính tò mò của người đọc.