Trả lời Trong khi đọc Nam quốc sơn hà – Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn. Gợi ý: Đọc toàn bộ văn bản.
Câu hỏi/Đề bài:
Xác định những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn.
Hướng dẫn:
– Đọc toàn bộ văn bản.
– Đánh dấu những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội.
Lời giải:
Những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn:
“ Trong chữ Hán, chữ “đế” và chữ “vương” đều dịch là “vua”, đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên “đế” bao giờ cũng cao hơn “vương”. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương. Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ “vương” như “Trưng Nữ Vương” (Trưng Trắc – Trưng Nhị), “Triệu Việt Vương” (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), “Tiền Ngô Vương” (Ngô Quyền)”.