Trang chủ Lớp 10 Văn lớp 10 Soạn văn 10 - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Sau khi đọc Câu 8 Bình Ngô đại cáo Soạn văn 10...

Sau khi đọc Câu 8 Bình Ngô đại cáo Soạn văn 10 – siêu ngắn: Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn

Hướng dẫn soạn Sau khi đọc Câu 8 Bình Ngô đại cáo – Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo siêu ngắn. Gợi ý: Đọc kĩ từng đoạn và đưa ra lời nhận xét về giọng điệu trong từng đoạn.

Câu hỏi/Đề bài:

Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” có thích đáng không? Vì sao?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ từng đoạn và đưa ra lời nhận xét về giọng điệu trong từng đoạn.

– Đưa ra ý kiến của bản thân.

Lời giải:

– Sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: Hùng hồn, khẩu khí, mang tính khẳng định.

+ Đoạn 2: Xót thương cho nhân dân, căm phẫn trước tội ác của giặc.

+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.

+ Đoạn 4: Khiêm tốn, tự hào, vui mừng.

– Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” hoàn toàn thích đáng, bởi:

+ Yếu tố “thiên cổ”: đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước.

+ Yếu tố “hùng văn”: có thể khẳng định chắc chắn Bình Ngô đại cáo là “hùng văn”. “Hùng văn” là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Trãi (theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu).